vi

Chùa Hộ Quốc (Thiền Viện Trúc Lâm Hộ Quốc) - Di sản văn hóa và kiến trúc độc đáo

:15/06/2024
:27/07/2024

Chùa Hộ Quốc, hay còn gọi là Thiền Viện Trúc Lâm Hộ Quốc, là ngôi chùa ven biển có diện tích lớn nhất khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Đây là nơi được nhiều Phật tử, khách thập phương lui tới chiêm bái, vãng cảnh mỗi năm vì cảnh quan tráng lệ hiếm có và sự linh thiêng mầu nhiệm. Hãy cùng dạo quanh một vòng ngôi chùa nổi tiếng nhất đảo ngọc Phú Quốc ngay trong bài viết sau đây!

1. Địa chỉ chùa Hộ Quốc

Chùa Hộ Quốc tọa lạc tại ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, cách thị trấn Dương Đông khoảng 25km. 

Chùa có thế đất “tựa sơn hướng thủy” tốt lành với mặt lưng và hai bên được bao bọc bởi núi rừng bát ngát, mặt trước hướng ra Bãi Dăm xanh biếc ngút ngàn. Nhờ vị thế nằm giữa “rừng vàng biển bạc”, chùa Hộ Quốc mang đến cho du khách một khung cảnh non nước hữu tình cực kỳ sống động, đẹp tựa tranh vẽ. Chiêm ngưỡng ngay vẻ đẹp biển trời giao hòa tại chùa Hộ Quốc qua đoạn video dưới đây:

2. Lịch sử chùa Hộ Quốc Phú Quốc

Bắt nguồn từ lý tưởng muốn lan tỏa các giá trị tâm linh quý giá của người Việt xuống miền Tây Nam Bộ - mảnh đất lúc bấy giờ chỉ có rải rác một số đền thờ các vị anh hùng đánh giặc Tây, Đại tướng Phạm Văn Trà và Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã cùng nhau lên kế hoạch đưa Thiền phái Trúc Lâm do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập đến vùng Đồng bằng Sông Cửu Long màu mỡ. Đến năm 2011, sau chừng 3 năm nghiên cứu và kêu gọi tài trợ, Thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc đã trở thành công trình đầu tiên khởi đầu cho kế hoạch táo bạo mà đầy ý nghĩa này.

Đại tướng Phạm Văn Trà - người có công đưa Thiền phái Trúc Lâm xuôi Nam và kêu gọi quyên góp (Nguồn: Báo Giác Ngộ)

Đại tướng Phạm Văn Trà - người có công đưa Thiền phái Trúc Lâm xuôi Nam và kêu gọi quyên góp (Nguồn: Báo Giác Ngộ)

Chùa Hộ Quốc được xây dựng từ ngày 14/10/2011 với hơn 1.000 nhân công làm việc miệt mài trong suốt 14 tháng. Chùa được đầu tư tổng kinh phí lên tới 100 tỷ đồng, bao gồm 80 tỷ chi phí xây dựng chùa và 20 tỷ chi phí khai hoang, tu sửa đường giao thông xung quanh. Việc xây dựng chùa được thực hiện bởi Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiên Giang cùng sự đóng góp của đông đảo Phật tử trong và ngoài nước.

Đến ngày 14/12/2012, chùa Hộ Quốc đã hoàn thành các công trình trung tâm và chính thức làm lễ khánh thành. Sau đó, từ năm 2013 đến 2014, chùa tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thêm các công trình nội khu.

Chùa Hộ Quốc chính thức khánh thành ngay khi các công trình chính được hoàn thiện sơ bộ (Nguồn: phuquoctrip.com)

Chùa Hộ Quốc chính thức khánh thành ngay khi các công trình chính được hoàn thiện sơ bộ (Nguồn: phuquoctrip.com)

Chùa Hộ Quốc là “mũi tên dẫn đường” cho Thiền phái Trúc Lâm tiếp cận đến người dân ở miền Tây Nam Bộ, là biểu tượng củng cố niềm tin, lòng hướng thiện và làm giàu thêm văn hóa tâm linh của người Việt. Đây là công trình có ý nghĩa quan trọng đối với người dân Phú Quốc và là điểm đến du lịch tâm linh hấp dẫn, góp phần thúc đẩy du lịch Phú Quốc phát triển.

Buổi lễ khánh thành chùa Hộ Quốc trang nghiêm với sự góp mặt của nhiều tăng đoàn và các cấp lãnh đạo (Nguồn: Báo Giác Ngộ)

Buổi lễ khánh thành chùa Hộ Quốc trang nghiêm với sự góp mặt của nhiều tăng đoàn và các cấp lãnh đạo (Nguồn: Báo Giác Ngộ)

Buổi lễ còn có sự góp mặt của đông đảo Phật tử trong và ngoài nước (Nguồn: Báo Giác Ngộ)

Buổi lễ còn có sự góp mặt của đông đảo Phật tử trong và ngoài nước (Nguồn: Báo Giác Ngộ)

3. Quy mô và cấu trúc chùa Hộ Quốc 

Chùa Hộ Quốc thuộc dự án khu du lịch tâm linh Phú Quốc có tổng diện tích lên tới 110ha, trong đó diện tích chùa chiếm khoảng 12% tức 13.2ha, diện tích rừng nguyên sinh chưa khai thác hiện tại là 96.8ha. Với diện tích đồ sộ, chùa Hộ Quốc hiện nay được công nhận là ngôi chùa lớn nhất tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Chùa được chia làm nhiều phân khu, bao gồm:

  • Cổng tam quan: Là cổng chính ra vào chùa, được xây dựng với 3 tầng mái cong gồm 3 lối vào, thể hiện sự uy nghiêm, trang trọng.
  • Sân chùa: Khoảng sân rộng rãi ở giữa các khu vực như cổng tam quan và bức phù điêu, cầu thang đá và khu chánh điện… Chính giữa sân chùa phía sau cổng tam quan là bức tượng Phật tạc bằng ngọc cẩm thạch cao gần 3m.
  • Chánh điện: Là nơi thờ tự chính của chùa, bên trong chánh điện có tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng mạ vàng lấp lánh và xá lợi Phật.
  • Tổ đường: Là nơi thờ tự 3 vị tổ sư của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, bao gồm Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang.
  • Đền Quốc Mẫu u Cơ: Nơi thờ phụng mẹ u Cơ - người được tương tuyền đã sinh ra dân tộc Việt. Nơi đây có lưu giữ một chiếc trống đồng Đông Sơn nguyên thủy và một bức phù điêu văn hóa Việt Nam sống động.
  • Giảng đường: Là nơi diễn ra các hoạt động thuyết giảng Phật pháp.
  • Thiền đường: Là nơi du khách và Phật tử có thể thiền định, tu tập.

Khuôn viên rộng lớn của chùa Hộ Quốc được chia thành nhiều phân khu riêng biệt (Nguồn: Google Maps)

Khuôn viên rộng lớn của chùa Hộ Quốc được chia thành nhiều phân khu riêng biệt (Nguồn: Google Maps)

4. Kiến trúc của chùa Hộ Quốc

Tuy cũng là chùa thuộc hệ thống Thiền Viện Trúc Lâm nhưng kiến trúc của chùa Hộ Quốc có nhiều điểm khác biệt. Lấy cảm hứng từ ngôi chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) - nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu tập và sáng lập nên Thiền phái Phật giáo Việt Nam, chùa Hộ Quốc được xây dựng theo lối kiến trúc chùa chiền truyền thống miền Bắc với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc thời Lý và thời Trần.

Từ bên ngoài, chùa gây ấn tượng với chiếc cổng tam quan hùng vĩ, oai vệ. Khác với phần mái hẹp nhỏ của các cổng chùa cổ truyền miền Bắc, cổng tam quan ở Thiền Viện Trúc Lâm Hộ Quốc có phần mái rộng và bề thế hơn với 2 đầu chóp nhọn cong vút. Đặc biệt, phần mái của cổng và các công trình khác trong chùa đều được lợp bằng ngói mũi sen hoặc ngói mũi nhọn - một trong những kiến trúc đặc trưng của chùa chiền thời Lý. Trên đỉnh mái là các chi tiết điêu khắc bằng đá biểu tượng cho tín ngưỡng Phật giáo như: bánh xe chuyển luân, đầu rồng, tháp tứ diện…

Phần mái của chùa Hộ Quốc được lợp mái mũi sen hoặc mái mũi nhọn theo kiến trúc của thời Lý Trần (Nguồn: Phu Quoc Island Explorer)

Phần mái của chùa Hộ Quốc được lợp mái mũi sen hoặc mái mũi nhọn theo kiến trúc của thời Lý Trần (Nguồn: Phu Quoc Island Explorer)

Những phù điêu hình rồng mạ vàng uốn lượn trên các chóp mái chùa (Nguồn: cachhaynhat.com)

Những phù điêu hình rồng mạ vàng uốn lượn trên các chóp mái chùa (Nguồn: cachhaynhat.com)

Hầu hết các gian thờ bên trong chùa đều được xây dựng bằng các trụ cột gỗ lim quý hiếm, có màu nâu sẫm - loại vật liệu chủ chốt trong kiến trúc chùa chiền Lý - Trần thời xưa. Trên các mối nối nâng đỡ mái, dưới hành lang hoặc trên những cánh cửa cổ kính, ẩn hiện trong đó là những chi tiết chạm khắc gỗ tinh xảo, tỉ mỉ với nhiều họa tiết đặc trưng trong tín ngưỡng của người Việt như: mây, sóng, nước, hoa sen, rồng, phượng…

Bên trong khuôn viên chùa còn có nhiều tượng Phật, tượng La Hán được tạc bằng đá quý, gỗ hoặc đồng nguyên khối. Các biểu cảm, tư thế của tượng được tạo tác bằng những bàn tay nghệ nhân lành nghề nhất xứ Nam một cách điêu luyện, tinh tế để khắc họa chi tiết khí độ hiền từ hoặc hung hãn của từng vị thần thông. Bên cạnh đó, chùa còn có Lầu Chuông, Tháp Trống - một trong những biểu tượng thường gặp nhất trong các Thiền Viện Trúc Lâm ở Việt Nam.

Kiến trúc chùa Hộ Quốc lấy cảm hứng từ kiến trúc chùa chiền truyền thống từ thời Lý - Trần ở miền Bắc Việt Nam (Nguồn: Báo Lao Động)

Kiến trúc chùa Hộ Quốc lấy cảm hứng từ kiến trúc chùa chiền truyền thống từ thời Lý - Trần ở miền Bắc Việt Nam (Nguồn: Báo Lao Động)

5. Chùa Hộ Quốc thờ ai?

Chùa Hộ Quốc Phú Quốc là nơi thờ nhiều vị Phật, Bồ tát và chư vị thánh thần khác như:

  • Phật Thích Ca Mâu Ni: Vị Phật chính được thờ phụng tại chùa với 2 bức tượng, tượng ngọc cẩm thạch cao gần 3m ngay trước sân Thiên Tỉnh và tượng Phật đúc bằng đồng nguyên khối mạ vàng trong chánh điện.
  • Phật A Di Đà: Tượng Phật A Di Đà bằng đồng được đặt bên trong gian thờ dưới chân tượng Quan m Bồ Tát khổng lồ.
  • Phật Di Lặc: Tượng Phật Di Lặc cưỡi rồng bằng gỗ nguyên khối được đặt trước gian thờ bên trong tượng Quan m Bồ Tát khổng lồ.

  • Các vị Bồ tát: Chùa thờ phụng nhiều vị Bồ tát ở khắp nơi trong khuôn viên như Phổ Hiền Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Quan m Bồ Tát, Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát, Chuẩn Đề Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát…
  • Đức Ông và Đức Thánh Hiền: Hai vị thần tượng trưng cho lòng hướng Phật và trí tuệ được thờ cúng ở hầu hết các ngôi chùa tại miền Bắc Việt Nam.
  • Các vị La Hán: Tượng 18 vị La Hán được tạc bằng đá và đặt dọc theo hai bên lối đi từ khu chánh điện đến Tổ Đường.
  • Các vị Hộ Pháp: Chùa đặt nhiều bức tượng của các vị Hộ Pháp ở xung quanh nội khu như Tứ Thiên Vương, Khuyến Thiện Hộ Pháp, Trừng Ác Hộ Pháp…

Chùa Hộ Quốc Phú Quốc là nơi thờ nhiều vị Phật, Bồ tát và các chư vị thánh thần

Chùa Hộ Quốc Phú Quốc là nơi thờ nhiều vị Phật, Bồ tát và các chư vị thánh thần

6. Công trình kiến trúc ấn tượng của chùa Hộ Quốc

Không chỉ là một trong những ngôi chùa có cảnh quan đẹp nhất Việt Nam, chùa Hộ Quốc còn sở hữu hàng loạt các công trình kiến trúc ấn tượng mà bạn không thể bỏ lỡ:

6.1. Cổng tam quan chùa Hộ Quốc

Cổng tam quan của chùa Hộ Quốc được thiết kế theo lối kiến trúc thời Lý - Trần với các thân trụ cao, dày, phủ sơn màu vàng tươi. Tuy nhiên, cổng không có gác mái như các cổng tam quan truyền thống. Thay vào đó, phần mái của cổng được lợp rộng và dài hơn, làm nổi bật lớp ngói màu gạch nung đỏ bắt mắt. 

Cổng tam quan là một trong các kiến trúc thường gặp trong Phật giáo với nhiều tầng ý nghĩa khác nhau. Tại chùa Hộ Quốc, cổng tam quan được đặt theo 3 tên gọi:

  • Cửa Đại Giác: Cửa trung tâm của cổng tam quan, mang ý nghĩa về sự “giác ngộ hoàn toàn”.
  • Cửa Bất Nhị: Cửa bên phải của cổng tam quan, mang ý nghĩa về việc “từ bỏ chấp chước, không còn phân biệt tất cả sự việc là thường hay vô thường”.
  • Cửa Giải Thoát: Cửa bên trái của cổng tam quan, ngụ ý rằng “khi hoàn toàn giác ngộ và từ bỏ chấp niệm về mọi thứ, con người mới có thể giải thoát khỏi đau khổ”.

Cổng tam quan nguy nga, bề thế dẫn lối vào chùa Hộ Quốc (Nguồn: vivuphuquoc)

Cổng tam quan nguy nga, bề thế dẫn lối vào chùa Hộ Quốc (Nguồn: vivuphuquoc)

Từ cổng tam quan, du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh biển đẹp thơ mộng tại Phú Quốc (Nguồn: Phu Quoc Island Explorer)

Từ cổng tam quan, du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh biển đẹp thơ mộng tại Phú Quốc (Nguồn: Phu Quoc Island Explorer)

6.2. Tượng Phật Thích Ca chùa Hộ Quốc

Qua khỏi cổng tam quan, du khách sẽ bắt gặp bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni màu ngọc bích đặt tại trung tâm sân chùa - không gian tổ chức các buổi lễ ngoài trời. Bức tượng được tạc hoàn toàn bằng ngọc cẩm thạch nguyên chất và cao gần 3m, tái hiện khung cảnh Đức Phật chứng đắc quả giác ngộ dưới cội bồ đề ngàn năm - nơi được ca tụng là thánh địa Bồ Đề Đạo Tràng ở Ấn Độ ngày nay.

Bức tượng được đặt ngay trước lối dẫn lên khu chánh điện như một “trạm dừng chân” nhắc nhở chúng Phật tử chỉnh đốn trang phục, tư duy, tâm cảnh trước khi đến chiêm bái các vị Phật, Thánh, Tăng được thờ phụng trong chùa.

Tượng Phật Thích Ca bằng ngọc cẩm thạch xanh ngắt nổi bật ngay trung tâm sân chùa (Nguồn: Google Maps)

Tượng Phật Thích Ca bằng ngọc cẩm thạch xanh ngắt nổi bật ngay trung tâm sân chùa (Nguồn: Google Maps)

6.3. Bức phù điêu mạ vàng Rồng và Hoa sen chùa Hộ Quốc

Ngay sau bức tượng Phật Thích Ca cẩm thạch, dọc theo 70 bậc thang dẫn lối lên khu chánh điện là một bức phù điêu chạm nổi khổng lồ với hình 6 con rồng vàng uốn lượn trên nền “trời” xanh thẳm, vây quanh những đóa sen thanh tịnh. Vào thời Lý, khi Phật giáo bắt đầu được xiển dương mạnh mẽ trong dân gian, hình ảnh con rồng - biểu tượng của bậc đế vương cũng dần hòa quyện vào trong văn hóa Phật giáo, kết hợp với hình hoa sen tạo nên các bức đồ án “lưỡng long triều liên” uyển chuyển, sống động.

Bức phù điêu khổng lồ chia cầu thang thành 2 lối riêng biệt, hai bên lan can được thay thế thành 4 bức tượng rồng thời Lý - Trần trong tư thế “rồng cuộn cầm ngọc” oai vệ. Hình rồng gây ấn tượng thị giác mạnh mẽ với thân dày, uốn cong nhiều vòng, vây lưng dựng đứng, trên đầu có một chiếc sừng tam giác to, râu rồng dài mang lại vẻ uy quyền, sâm nghiêm cho ngôi chùa.

Bức phù điêu chạm nổi mạ vàng ngay trước khu chánh điện (Nguồn: kenhhomestay.com)

Bức phù điêu chạm nổi mạ vàng ngay trước khu chánh điện (Nguồn: kenhhomestay.com)

Cận cảnh những chi tiết chạm nổi sống động trên bức phù điêu hoành tráng (Nguồn: disantrangan)

Cận cảnh những chi tiết chạm nổi sống động trên bức phù điêu hoành tráng (Nguồn: disantrangan)

Lan can cầu thang được điêu khắc thành hình con rồng thời Lý - Trần oai phong, bệ vệ (Nguồn: Báo Lao Động)

Lan can cầu thang được điêu khắc thành hình con rồng thời Lý - Trần oai phong, bệ vệ (Nguồn: Báo Lao Động)

6.4. Chánh điện chùa Hộ Quốc

Khu chánh điện, hay còn gọi là Đại Hùng Bảo Điện, được xây dựng theo kiến trúc 5 gian 2 chái. Từ bên ngoài nhìn vào, du khách sẽ bắt gặp ngay những cột đồng trụ bằng đá vuông vức đang nâng đỡ diềm mái, nổi bật với những chi tiết chạm nổi hình hoa sen, lá, cây tre, sóng nước… tinh xảo.

Bên trong chánh điện được thiết kế theo phong cách nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ với hệ thống cấu kiện chằng chịt, các con rường triện cài hình rồng cầu kỳ, những cánh cửa bức bàn, cửa sổ chữ Thọ, các trụ gỗ màu nâu sẫm được trang trí bằng những câu đối và hoa văn sơn son thếp vàng.

Những chi tiết trang trí thiếp vàng óng ánh bên trong khu chánh điện (Nguồn: Báo Lao Động)

Những chi tiết trang trí thiếp vàng óng ánh bên trong khu chánh điện (Nguồn: Báo Lao Động)

Hệ thống rường xà hình rồng cầu kỳ, tinh xảo nâng đỡ mái chùa (Nguồn: Báo Lao Động)

Hệ thống rường xà hình rồng cầu kỳ, tinh xảo nâng đỡ mái chùa (Nguồn: Báo Lao Động)

Vật liệu chính để xây dựng lên toàn bộ chánh điện là những cây gỗ lim tự nhiên. Do đó, không gian chùa Hộ Quốc có phần thấp hơn các chùa khác vì độ dài sẵn có của các cây gỗ. Tại chánh điện, chùa Hộ Quốc thờ phụng Hoa Nghiêm Tam Thánh, bao gồm 3 pho tượng: Phật Thích Ca Mâu Ni mạ vàng óng ánh ở trung tâm, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát cưỡi sư tử ở gian nhà bên phải và Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi ở gian nhà bên trái. Hai bên ngôi Tam Bảo là ban thờ Đức Ông và Đức Thánh Hiền - hai vị thần nổi tiếng thường thấy tại các chùa miền Bắc đại diện cho những người có công xiển dương Phật pháp.

Chính giữa chánh điện là tòa tháp lưu giữ xá lợi Phật và tôn tượng Phật ngọc do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cung tiến vào ngày 14/12/2012. Xá lợi được bảo tồn trong tháp lưu ly, được thắp sáng bằng đèn LED lung linh ngay dưới chân tượng Phật Thích Ca thếp vàng.

Tượng Phật Thích Ca mạ vàng ngay giữa trung tâm chánh điện (Nguồn: Báo Lao Động)

Tượng Phật Thích Ca mạ vàng ngay giữa trung tâm chánh điện (Nguồn: Báo Lao Động)

Xá lợi Phật được lưu giữ cẩn thận bên dưới chân tượng Phật Thích Ca (Nguồn: Báo Lao Động)

Xá lợi Phật được lưu giữ cẩn thận bên dưới chân tượng Phật Thích Ca (Nguồn: Báo Lao Động)

6.5. Tượng Quan Thế m Bồ Tát chùa Hộ Quốc

Tọa lạc bên phải khu chánh điện, tượng Quan Thế m Bồ Tát chùa Hộ Quốc được tạc theo hóa thân Quan m Nam Hải cưỡi sóng - vị thần thường phù hộ cho gió yên biển lặng. Tượng có độ cao hơn 30m, được tạc tỉ mỉ từ đá trắng nguyên khối.

Dưới chân tượng là một tòa nhà ngũ giác - nơi thờ phụng Ta Bà Tam Thánh gồm 3 pho tượng bằng đồng là Đức Phật A Di Đà, Quan Thế m Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. Đặc biệt, bên trong gian thờ này còn có đặt 4 gốc trầm hương tự nhiên cao hơn 2m, tỏa mùi hương thanh tịnh, u nhã cho không gian trang nghiêm nơi cửa Phật.

 

Tượng Quan  m Bồ tát tạc bằng đá trắng nguyên khối tại chùa Hộ Quốc (Nguồn: Mia.vn)

Tượng Quan m Bồ tát tạc bằng đá trắng nguyên khối tại chùa Hộ Quốc (Nguồn: Mia.vn)

Tượng có chiều cao gần 30m với mặt chính diện hướng biển (Nguồn: kenhhomestay)

Tượng có chiều cao gần 30m với mặt chính diện hướng biển (Nguồn: kenhhomestay)

Ngôi Tam Bảo thờ Ta Bà Tam Thánh bên dưới chân Tượng Quan Thế  m Bồ tát (Nguồn: NAVER)

Ngôi Tam Bảo thờ Ta Bà Tam Thánh bên dưới chân Tượng Quan Thế m Bồ tát (Nguồn: NAVER)

6.6. Chùa một cột

Chùa một cột nằm ở bên trái cổng tam quan, là công trình mô phỏng Chùa Một Cột nổi tiếng ở Hà Nội. Công trình được xây dựng giữa một đài sen lớn bên trong một hồ nước sâu. Du khách có thể đi lên chùa thông qua 2 chiếc cầu đá tinh xảo bắc ngang hồ. Bên trong chùa một cột Phú Quốc là gian thờ phụng bức tượng được đúc bằng đồng nguyên khối của Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn. Ngài là hiện thân của sự cứu độ muôn loài, xua đuổi mọi tà ma, chướng ngại trên con đường giác ngộ.

 

Chùa một cột Hộ Quốc có thiết kế ấn tượng với phần mái có độ cong lớn (Nguồn: Go2Joy)

Chùa một cột Hộ Quốc có thiết kế ấn tượng với phần mái có độ cong lớn (Nguồn: Go2Joy)

6.7. Lầu Chuông - Tháp Trống

Chuông và trống là hai công cụ mang đến những âm thanh đặc trưng trong chùa chiền, đình đền ở Việt Nam. Tại chùa Hộ Quốc Phú Quốc, chuông và trống được đưa vào khuôn viên chùa, phân biệt thành 2 hướng: Lầu Chuông ở bên trái và Tháp Trống ở bên phải gian chánh điện. Cả hai khu đều được xây dựng thành hình tháp 3 tầng với mái ngói trùng thiềm cong vút.

Bên trong Tháp Trống đặt một chiếc trống cổ được thiết kế theo hình dáng trống cổ truyền Việt Nam với phần mặt trống làm từ da trâu và phần đế trống chạm khắc hình đầu rồng cầu kỳ, oai vệ. Tầng trên của Tháp trống đặt một chiếc khánh đồng lớn. Trong văn hóa tâm linh, trống và khánh thường được dùng trong các sự kiện quan trọng, mục đích là để tạo không khí sôi động và xua đuổi những thứ xấu xa, gian ác khỏi cuộc sống.

Khác với Tháp trống, bên trong Lầu chuông đặt 2 chiếc chuông đồng mô phỏng theo hình dáng quả chuông ở chùa Thanh Mai (Hải Dương) - chiếc chuông cổ nhất được tìm thấy tại Việt Nam. Hai chiếc chuông nổi bật với phần tay cầm hình đôi rồng đấu đuôi vào nhau và các bài kinh văn khắc nổi trên mặt đồng. Lầu chuông thường được gõ định kỳ vào một số khung giờ mỗi ngày. Tiếng chuông trong tín ngưỡng Phật giáo có ý nghĩa như một lời “cảnh tỉnh”, giúp con người cân bằng cảm xúc để tập trung vào việc tu tập, đồng thời xua đuổi những uế khí xấu xa, mang lại không gian thanh tịnh cho ngôi chùa.

Kiến trúc tháp 3 tầng với các cột rường gỗ lim đặc trưng trong thời kỳ Lý - Trần của Lầu chuông (Nguồn: Vntrip)Kiến trúc tháp 3 tầng với các cột rường gỗ lim đặc trưng trong thời kỳ Lý - Trần của Lầu chuông (Nguồn: Vntrip)

Tháp trống với kiến trúc tương tự Lầu chuông, bên cạnh những bức tượng Hộ Pháp uy nghi (Nguồn: Halo Travel)

Tháp trống với kiến trúc tương tự Lầu chuông, bên cạnh những bức tượng Hộ Pháp uy nghi (Nguồn: Halo Travel)

Chiếc chuông đồng cổ mang "hơi thở" của thời đại Lý - Trần (Nguồn: Báo Lao Động)

Chiếc chuông đồng cổ mang "hơi thở" của thời đại Lý - Trần (Nguồn: Báo Lao Động)

6.8. 18 vị La Hán

Từ khu chánh điện di chuyển đến Tổ đường, du khách sẽ được chiêm ngưỡng 18 bức tượng La Hán được tạc bằng đá nguyên khối, đặt dọc theo hai bên lối đi. Trong quan niệm Phật giáo, các vị La Hán là những người đã thoát khỏi tầng Vô Cực giả, nguyện ở lại trần gian để giúp đỡ con người tu tập Phật pháp, diệt trừ những cảm xúc quấy nhiễu tu hành. Do đó, các tượng La Hán thường có nhiều biểu cảm, tư thế khác nhau, đại diện cho các loại cảm xúc ở con người như: hỉ, nộ, ái, ố…

Đặc biệt, con đường này sẽ dẫn lối tới Tổ đường - nơi thờ phụng 3 vị tổ sư trong Thiền phái Trúc Lâm là Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Vì thế, khi đi qua 18 vị La Hán, du khách có thể đi chậm lại để “gột rửa” những cảm xúc nhiễu loạn, giữ một tâm thái an yên trước khi đến chiêm bái các vị Tổ thiền.

Tượng đá nguyên khối điêu khắc 18 vị La Hán dẫn lối từ khu chánh điện đến Tổ đường (Nguồn: Báo Lao Động)

Tượng đá nguyên khối điêu khắc 18 vị La Hán dẫn lối từ khu chánh điện đến Tổ đường (Nguồn: Báo Lao Động)

Vẻ đẹp tinh xảo đến từng chi tiết trên các bức tượng đá của 18 vị La Hán (Nguồn: Mia.vn)

Vẻ đẹp tinh xảo đến từng chi tiết trên các bức tượng đá của 18 vị La Hán (Nguồn: Mia.vn)

6.9. Phù điêu văn hóa Việt Nam

Từ tượng Quan m Bồ Tát, du khách di chuyển sang bên phải sẽ tới đền Quốc Mẫu u Cơ. Nơi đây đặt một bức phù điêu bằng đồng khổng lồ, chạm khắc hình ảnh nhân dân u Lạc trong những ngày đầu lập nước. Đặc biệt, trên bức phù điêu này còn có một mặt trống đồng Đông Sơn với nhiều chi tiết tỉ mỉ, cầu kỳ và bản đồ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam.

Bức phù điêu văn hóa Việt Nam khổng lồ như một dãy tường thành (Nguồn: Nụ Cười Mê Kông)

Bức phù điêu văn hóa Việt Nam khổng lồ như một dãy tường thành (Nguồn: Nụ Cười Mê Kông)

Cận cảnh những đường nét chạm nổi uyển chuyển, mềm mại trên bức phù điêu sống động (Nguồn: Mia.vn)

Cận cảnh những đường nét chạm nổi uyển chuyển, mềm mại trên bức phù điêu sống động (Nguồn: Mia.vn)

7. Hoạt động nổi bật tại chùa Hộ Quốc 

Khi đến chiêm bái tại chùa Hộ Quốc, du khách sẽ có cơ hội tham gia các hoạt động nổi bật sau đây:

7.1. Dâng lễ cầu bình an 

Chùa Hộ Quốc được biết đến là ngôi chùa linh thiêng được người dân truyền miệng về sự linh ứng khi cầu bình an, may mắn. Do đó, nơi đây thu hút nhiều khách thập phương ghé thăm để dâng lễ cúng bái khi sắp có chuyến đi xa hoặc những sự kiện trọng đại trong đời. 

Đến với chùa Hộ Quốc, du khách cầu an có thể dâng lễ ở khu chánh điện hoặc tượng Quan m Bồ tát. Lễ vật dâng cúng Phật nên chuẩn bị các loại lễ chay như: nước, nhang, đèn, trái cây… và xếp thành hình tháp để tỏ lòng thành kính. Tuy nhiên, việc lễ lộc không quá quan trọng, du khách chỉ cần thành tâm mong cầu, siêng năng hành thiện thì sẽ được chứng nguyện như ý.

Du khách đến dâng lễ cầu an nên dâng lễ chay và thành tâm cầu nguyện (Nguồn: Báo Lao Động)

Du khách đến dâng lễ cầu an nên dâng lễ chay và thành tâm cầu nguyện (Nguồn: Báo Lao Động)

7.2. Tham gia các hoạt động Phật giáo

Du khách có thể đăng ký tham gia khóa tu “Về chùa nghe em” diễn ra vào tháng 6 - 7 hàng năm tại chùa. Khóa tu sẽ diễn ra trong vòng 3 ngày 2 đêm, quy tụ khoảng 150 - 200 khóa sinh/đợt với nhiều hoạt động như: nghe giảng pháp, tụng kinh, tập thiền định, làm thiện nguyện, thả hoa đăng…

Ngoài ra, chùa cũng thường xuyên có các sự kiện ngắn ngày để tạo cơ hội cho các bạn trẻ tiếp cận Phật pháp như: Pháp hội trì kinh Địa Tạng (10/4 - 11/4/2024), khóa tĩnh tu “Bình An Trong Ta” (27/3 - 28/3/2024)...

Tham dự các hoạt động Phật giáo tại chùa Hộ Quốc, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về Phật pháp, thấu hiểu bản thân và rèn luyện tính kiên nhẫn, lòng hướng thiện. Ngoài ra, đây cũng là một “sân chơi” lành mạnh để bạn giao lưu, kết thêm nhiều bạn bè cùng chí hướng.

Du khách có thể đến tham gia các sự kiện tu tập thường niên của chùa Hộ Quốc (Nguồn: Thiền Viện Trúc Lâm Chùa Hộ Quốc)

Du khách có thể đến tham gia các sự kiện tu tập thường niên của chùa Hộ Quốc (Nguồn: Thiền Viện Trúc Lâm Chùa Hộ Quốc)

Đây là cơ hội để bạn tìm hiểu sâu hơn về Phật pháp và kết được nhiều bạn bè hơn (Nguồn: Thiền Viện Trúc Lâm Chùa Hộ Quốc)

Đây là cơ hội để bạn tìm hiểu sâu hơn về Phật pháp và kết được nhiều bạn bè hơn (Nguồn: Thiền Viện Trúc Lâm Chùa Hộ Quốc)

7.3. Tham dự Đại lễ giỗ Sơ Tổ Trúc Lâm Phật Hoàng Trần Nhân Tông 

Đại lễ giỗ Sơ Tổ Trúc Lâm Phật Hoàng Trần Nhân Tông diễn ra từ ngày 30/10 đến 1/11 âm lịch hằng năm. Đây là ngày lễ tri ân người đã sáng lập ra dòng thiền riêng của Việt Nam - phái thiền Trúc Lâm Yên Tử, với nhiều hoạt động nổi trội như:

  • Lễ dâng hương: Diễn ra ở khu chánh điện, đoàn dâng hương gồm các vị chức sắc sẽ diễu hành quanh chánh điện trong tiếng trống, tiếng chuông vang dội. Sau đó, đoàn dâng hương sẽ tiến vào Tổ đường, chúng Phật tử sẽ đứng ở hai bên vái lạy để cung nghênh hương vào đường. 
  • Nghi thức cúng Ngọ và Chúc Tán Tổ Sư: Diễn ra ở Tổ đường, lễ có sự góp mặt của đông đảo chư tăng ni và Phật tử gần xa. Trong không khí trang nghiêm và thanh tịnh, các vị chức sắc sẽ đọc bài tưởng niệm về cuộc đời của vua Trần Nhân Tông. Các Phật Tử ở bên ngoài Tổ đường sẽ vái lạy theo tiếng mõ của chư tăng.
  • Pháp hội: Là thời gian để du khách tham dự tụng kinh cầu cho quốc thái dân an, lắng nghe những chia sẻ về Phật pháp từ các vị Thượng tọa, thấu hiểu thêm về giáo lý Phật giáo, tham gia buổi quy y Tam Bảo…
  • Các hoạt động thiện nguyện: Du khách sẽ được tham gia phóng sanh, cầu siêu, cúng dường, tặng quà từ thiện cho trẻ em và người già neo đơn… Đây là dịp để du khách có cơ hội hành thiện, tích thêm phúc đức và lan tỏa những giá trị ý nghĩa cho cộng đồng. 
  • Các hoạt động văn hóa: Nhiều hoạt động văn hóa sôi nổi và miễn phí sẽ được diễn ra trong khuôn khổ lễ hội như viết thư pháp, tham gia đêm nhạc hội, thả đèn trời, thưởng thức buffet chay…

7.4. Ăn cơm chay miễn phí

Chùa Hộ Quốc có phục vụ bữa trưa cơm chay miễn phí cho Phật tử và du khách thập phương trong khung giờ từ 11h00 - 17h00 tại khu nhà ăn nằm bên cạnh chánh điện. Đặc biệt, vào ngày rằm hoặc các ngày lễ Phật giáo lớn, chùa sẽ phục vụ thêm buffet chay miễn phí bao gồm nhiều món chay hấp dẫn cho du khách viếng thăm.

Lưu ý: Số lượng suất ăn có hạn, du khách và Phật tử nên đến sớm để được phục vụ. Du khách và Phật tử có thể tùy tâm đóng góp công đức cho nhà chùa.

8. Kinh nghiệm khi tham quan chùa Hộ Quốc

Nếu có nhã ý đến vãng cảnh chùa Hộ Quốc, du khách nên tham khảo những kinh nghiệm hữu ích sau đây:

8.1. Thời gian đi trong ngày

Chùa Hộ Quốc mở cửa đón khách tham quan từ 6h00 - 18h00 hàng ngày. Du khách nên đến chùa vào buổi sáng từ 6h00 - 9h00 hoặc buổi chiều từ 15h00 - 17h00 vì thời tiết lúc này mát mẻ, nắng nhẹ dịu.

Nếu đi trong năm, du khách nên đến chùa Hộ Quốc vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Lúc này, thời tiết Phú Quốc ôn hòa, ít mưa, thuận lợi cho việc di chuyển và tham quan. Ngược lại, nếu đến Chùa Hộ Quốc vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), du khách nên đi chùa vào buổi sáng do chiều tối thường có mưa nhiều.

Ngoài ra, bạn có thể đến chùa vào các dịp Tết Nguyên Đán, rằm tháng giêng, Lễ Vu Lan, Tết Trung Thu... để hòa mình vào không khí lễ hội náo nhiệt và đầy cảm xúc. Lắng đọng cùng những phút giây thiền định, chú tâm cầu an trong Khai hội “Thiên Quan Giáng Phúc” đã diễn ra vào dịp Tết Nguyên Đán 2024 trong đoạn clip dưới đây:

8.2. Đường đi đến chùa Hộ Quốc 

Chùa Hộ Quốc nằm trên một ngọn đồi giáp biển, bao bọc xung quanh là núi rừng rậm rạp. Do đó, du khách di chuyển đến đây sẽ phải băng qua những cung đường uốn lượn quanh triền núi. Tuy nhiên, do chùa có đầu tư xây dựng đường xá nên không có đoạn nào khó đi, đường khá bằng phẳng, thông thoáng.

Từ thị trấn Dương Đông, du khách cần di chuyển đến chùa Hộ Quốc qua 2 chặng:

Chặng 1Thị trấn Dương Đông > ĐT45 > Đường 30/4 > Đường Nguyễn Văn Cừ > Biển báo rẽ trái đến chùa Hộ Quốc. Đây là đoạn đường trải nhựa rộng rãi, có thể di chuyển thoải mái.

Chặng 2Biển báo > Cổng chùa Hộ Quốc. Đây là đoạn đường bê tông bằng phẳng, nhỏ hơn đường nhựa nhưng vẫn đủ rộng cho xe cá nhân và xe khách di chuyển.

Bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô và gửi xe trước cổng chùa. Nếu đi xe ôm, bạn sẽ mất khoảng 80.000 - 120.000 VNĐ/lượt và khoảng 200.000 - 300.000 VNĐ/lượt khi đi taxi. Ngoài ra, bạn nên hẹn trước giờ đón do chùa ở khá xa so với trung tâm thành phố.

Khoảng cách từ thị trấn Dương Đông đến chùa Hộ Quốc khoảng 25km

Khoảng cách từ thị trấn Dương Đông đến chùa Hộ Quốc khoảng 25km

8.3. Lưu ý khi đến chùa Hộ Quốc

Đến nơi cửa Phật trang nghiêm, du khách cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Trang phục: Mặc trang phục kín đáo, không mặc áo có tay áo quá ngắn, cổ đổ sâu, váy hoặc quần ngắn hơn bắp chân. Du khách nên mặc áo dài tay, quần dài khi đến chiêm bái chùa để giữ gìn hình ảnh trang nhã. Ngoài ra, chùa có chuẩn bị thêm xà rông miễn phí để các du khách đảm bảo tác phong trước khi vào viếng bái.
  • Lời nói, cử chỉ: Du khách không nên chạy nhảy, cười đùa, nói lớn tiếng làm ảnh hưởng đến sự thanh tịnh của chư tăng ni và các vị khách tham quan khác.
  • Ý thức: Du khách cần có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi, không chạm tay vào khu vực có biển báo cấm, không làm hư hại các bức tượng và tài sản của chùa, nên bỏ giày dép bên ngoài trước khi vào các gian thờ phụng…

Du khách nên chú ý trang phục, hành động, cử chỉ khi đến viếng chùa (Nguồn: Tạp chí Nhịp Sống Miền Tây)

Du khách nên chú ý trang phục, hành động, cử chỉ khi đến viếng chùa (Nguồn: Tạp chí Nhịp Sống Miền Tây)

9. Câu hỏi thường gặp về chùa Hộ Quốc?

9.1. Sư trụ trì của chùa Hộ Quốc là ai?

Hiện tại, sư trụ trì của Thiền Viện Trúc Lâm Chùa Hộ Quốc là Thượng tọa Thích Trúc Thông Kiên.

9.2. Chùa Hộ Quốc có bán vé vào cửa không?

Chùa Hộ Quốc không bán vé vào cửa. Khách thập phương có thể vào tham quan, chiêm bái không mất phí. Tuy nhiên, du khách có thể gửi phí giữ xe tùy tâm tại chùa.

Chùa Hộ Quốc mở cửa tự do cho du khách tham quan, dâng hương miễn phí (Nguồn: Vietgoing)

Chùa Hộ Quốc mở cửa tự do cho du khách tham quan, dâng hương miễn phí (Nguồn: Vietgoing)

Đến với chùa Hộ Quốc tại Phú Quốc, không những được chiêm ngưỡng khung cảnh biển trời khoáng đạt, du khách còn có cơ hội khám phá những công trình kiến trúc cổ kính, trải nghiệm những hoạt động tâm linh - văn hóa độc đáo. Đây hứa hẹn sẽ là nơi mang đến cho các tín đồ trọn đạo hướng Phật, những người yêu thích tìm tòi các giá trị tinh hoa văn hóa Việt hàng loạt kỷ niệm đáng giá.

Nếu bạn muốn ghé thăm chùa Hộ Quốc trong chuyến du ngoạn sắp tới, hãy theo dõi ngay các trang tin của Sun World để cập nhật thông tin các sự kiện diễn ra tại chùa sớm nhất nhé!

SUN WORLD
XUÂN GẮN KẾT - TẾT PHIÊU LƯU
Hòn Thơm
30/01/2022
Cùng đón chuyến phiêu lưu mùa xuân đặc biệt cho năm mới hứng khởi cùng Sun World Hon Thom Nature Park!Tết là khoảng thời gian sum họp, cũng là dịp dành cho những chuyến đi giúp gia đình thêm gắn kết. Trải qua một năm 2021 nhiều biến động, những khoảnh khắc gia đình đoàn viên, cùng bên nhau khám phá càng thêm phần ý nghĩa. Mùa Xuân này, đến với...
SUN WORLD
Chỉ còn 8 ngày nữa, tại khu du lịch Sun World Fansipan Legend sẽ diễn ra lễ hội Ẩm thực Tây Bắc 2018. Đây là hoạt động được khu du lịch tổ chức thường niên từ năm 2017Mang đậm hơi thở Tây Bắc, lễ hội ẩm thực lần thứ 2 năm 2018 diễn ra từ ngày 22/07 đến 12/08/2018 với nhiều hoạt động hấp dẫn.Đến với lễ hội, quý khách...
SUN WORLD
Bên cạnh vẻ đẹp thiên nhiên vừa hoang sơ, vừa thơ mộng vào ban ngày, cuộc sống Cát Bà về đêm cũng không kém phần náo nhiệt và phong phú.
SUN WORLD
Tọa lạc trên đỉnh núi Fansipan, quần thể văn hóa tâm linh Fansipan hội tụ những công trình theo kiến trúc chùa Việt truyền thống, mang vẻ đẹp huyền bí, thoát tục… Điểm đến mà du khách sẽ mong đợi được chiêm ngưỡng nhất khi tới thăm quan quần thể tâm linh trên đỉnh Fansipan chính là Kim Sơn Bảo Thắng Tự. Nhìn từ xa, công trình linh thiêng này mang...
SUN WORLD
KÍNH GỬI QUÝ KHÁCH HÀNG!Trước sự bùng phát của virus Corona mới, Sun World Ba Na Hills đã thực hiện những biện pháp phòng tránh dịch bệnh như sau:1. ĐẶT NƯỚC RỬA TAY SÁT KHUẨN KHÔ TẠI QUẦY DỊCH VỤ2. THỰC HIỆN XỊT CÔN TRÙNG, VỆ SINH, KHỬ TRÙNG TẠI NHÀ GA/ THANG MÁY/ CABIN VÀ CÁC KHU VỰC CÔNG CỘNG KHÁC.Đồng thời, Sun World Ba Na Hills xin cập...
SUN WORLD
Chỉ còn 8 ngày nữa, tại khu du lịch Sun World Fansipan Legend sẽ diễn ra lễ hội Ẩm thực Tây Bắc 2018. Đây là hoạt động được khu du lịch tổ chức thường niên từ năm 2017Mang đậm hơi thở Tây Bắc, lễ hội ẩm thực lần thứ 2 năm 2018 diễn ra từ ngày 22/07 đến 12/08/2018 với nhiều hoạt động hấp dẫn.Đến với lễ hội, quý khách...