Khu di tích nhà tù Phú Quốc - địa ngục trần gian

:15/06/2024
:27/07/2024

Nhà tù Phú Quốc (Trại giam Phú Quốc hay Nhà lao Cây Dừa) là di tích lịch sử cấp Quốc gia nơi đã từng giam giữ lên đến 40.000 tù binh là chiến sĩ cách mạng trong quá khứ. Hiện nay, nhà tù Phú Quốc là điểm đến gìn giữ văn hóa - lịch sử của người Việt Nam cũng như phản ánh, tố cáo tội ác chiến tranh kinh hoàng của giặc ngoại xâm. Lịch sử về nhà tù Phú Quốc khét tiếng và những cảnh nhục hình mà các chiến sĩ phải chịu đựng sẽ được “vén màn" trong nội dung dưới đây. 

1. Giới thiệu về nhà tù Phú Quốc

Nhà tù Phú Quốc là một trong những nhà tù chiến tranh nổi tiếng nhất Việt Nam và có quy mô lớn nhất Đông Nam Á vào thời điểm chiến tranh trước năm 1975. Nơi đây đã từng giam giữ 40.000 tù binh vào thời gian cao điểm và hiện nay được xem là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia. 

Nhà tù Phú Quốc ở đâu?

Nhà tù Phú Quốc nằm tại 350 Nguyễn Văn Cừ, xã An Thới (trước là ấp 5), Phú Quốc, Kiên Giang. Trại giam Phú Quốc cách trung tâm thị trấn Dương Đông khoảng 28km. Du khách di chuyển từ trung tâm đến nhà tù có thể chọn hai tuyến đường như sau:

  • Tuyến Hùng Vương - 30/4: Đi dọc đường Hùng Vương > rẽ trái vào đường 30/4 > tại vòng xuyến rẽ đi theo lối ra thứ 2 vào đường Nguyễn Văn Cừ > rẽ trái vào ĐT 975 > quay đầu rẽ vào Nguyễn Văn Cừ để tới Nhà tù Phú Quốc. 
  • Tuyến Hùng Vương - Cửa Lấp - Suối Mây: Đi dọc đường Hùng Vương > rẽ phải  tại Ngã ba Suối Mây vào Cửa Lấp - Suối Mây > Tại vòng xuyến, đi theo lối ra thứ 2 vào đường Trần Hưng Đạo > chạy dọc ĐT975 và rẽ trái vào Nguyễn Văn Cừ > Nhà tù Phú Quốc.  

Hai tuyến đường kể trên đều là đường quốc lộ, bằng phẳng, rộng rãi nên du khách hoàn toàn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô. 

Khoảng cách giữa thị trấn Dương Đông và nhà tù Phú Quốc là khoảng 28km

Khoảng cách giữa thị trấn Dương Đông và nhà tù Phú Quốc là khoảng 28km 

Cấu trúc nhà tù Phú Quốc

Nhà tù Phú Quốc tọa lạc trên diện tích 400ha với gần 500 ngôi nhà được chia thành 12 khu, trong đó bao gồm: 2 khu đôi (mỗi khu có 02 phân khu) và 10 khu (mỗi khu có 04 phân khu được đánh dấu A, B, C, D), mỗi phân khu nằm cách nhau 100m. Một phân khu có diện tích 150m x 50m với gần 11 ngôi nhà trong đó có 9 phòng giam kích thước 20m x 5m. 

Trong thời gian hoạt động từ tháng 6/1967 đến tháng 3/1973, nhà tù giam giữ 40.000 tù binh. Vào thời gian cao điểm, mỗi phòng giam trở thành nơi bắt nhốt từ 120 - 180 người. Tất cả 12 phân khu đều có chuồng cọp, trong đó 4 phân khu có thêm phòng biệt giam. Chuồng cọp là nơi tra tấn tù nhân man rợ trong khi phòng biệt giam là ngục tù dành cho những tù binh quan trọng. 

Hình ảnh nhà tù Phú Quốc

 

Nhà tù Phú Quốc nằm tại xã An Thới, Phú Quốc, Kiên Giang (Nguồn: Lượng Thiên Xích)

Nhà tù Phú Quốc nằm tại xã An Thới, Phú Quốc, Kiên Giang (Nguồn: Lượng Thiên Xích)

Cổng vào di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc (Nguồn: nucuoimekong.com)

Cổng vào di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc (Nguồn: nucuoimekong.com)

Toàn cảnh nhà tù Phú Quốc có diện tích 400 ha (Nguồn: vnexpress.net)

Toàn cảnh nhà tù Phú Quốc có diện tích 400 ha (Nguồn: vnexpress.net)

Mỗi phân khu đều có các phòng giam và tra tấn lợp bằng tôn (Nguồn: laodong.vn)

Mỗi phân khu đều có các phòng giam và tra tấn lợp bằng tôn (Nguồn: laodong.vn) 

Những hàng thép gai tra bao quanh nhà tù Phú Quốc (Nguồn: vnexpress.net)

Những hàng thép gai tra bao quanh nhà tù Phú Quốc (Nguồn: vnexpress.net)

2. Lịch sử nhà tù Phú Quốc

Quá trình hình thành nhà tù Phú Quốc kéo dài hơn 20 năm, trải qua hai giai đoạn theo dòng lịch sử là thời kỳ Pháp thuộc (6/1953 - 7/1954) và thời kỳ Mỹ - Ngụy (1955 - 1973). 

Lịch sử nhà tù Phú Quốc trước 1975

Thời kỳ Pháp thuộc

Năm 1953, sau 7 năm chiếm đóng Phú Quốc, Pháp tận dụng doanh trại, đồn điền, nhà cửa của dân quân Trung Hoa Quốc dân đảng bỏ lại để xây trực nhà tù Phú Quốc. Nhà tù hoạt động từ tháng 6/1953 - 7/1954 với tên gọi là Căng Cây Dừa là nơi giam giữ 14.000 tù nhân. Sau hiệp định Geneve, Pháp trao trả tù binh cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Với tổng diện tích 40ha, nhà giam Cây Dừa là nhà tù có lớn nhất Đông Nam Á thời bấy giờ. Nhà giam được phân thành 4 khu A, B, C, D có chức năng giam giữ các tù binh bị áp giải từ các chiến trường Bắc, Trung, Nam, bao gồm tù nhân chính trị và tù binh cộng sản. Xung quanh nhà tù được bao bọc bởi những hàng rào thép gai, bên trên có giăng dây điện và đèn trần để chống vượt ngục. 

Những tù binh bị bắt nhốt phải nếm trải những nhục hình vô cùng tàn bạo phải kể tới như: 

  • Lộn vỉ sắt
  • Đóng đinh 
  • Đánh đập bằng chày vồ, roi cá đuối
  • Nhốt thùng tôn 

Các tù nhân bị giam giữ đều nung nấu ý định vượt ngục để tiếp tục công cuộc cách mạng. Họ đào các đường hầm để tránh khỏi vòng vây dây điện cũng như người canh gác có súng. Sau hơn 1 năm, 200 người vượt ngục thành công trong khi 99 chiến sĩ không may hy sinh.  

Thời kỳ Pháp thuộc, nhà tù giam giữ 14.000 tù bình (Nguồn: diadiem.wiki)

Thời kỳ Pháp thuộc, nhà tù giam giữ 14.000 tù bình (Nguồn: diadiem.wiki)

Những hàng rào thép gai từ 8-10 lớp là chướng ngại vật đối khi vượt ngục của các tù binh (Nguồn: dantri.com.vn)

Những hàng rào thép gai từ 8-10 lớp là chướng ngại vật đối khi vượt ngục của các tù binh (Nguồn: dantri.com.vn)

Thời kỳ Mỹ - Ngụy

Cuối năm 1955 - đầu năm 1956, trại giam được trao trả cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa đồng thời được đổi tên thành Trại huấn chính Cây Dừa, gọi tắt là Nhà lao Cây Dừa. Đây là nhà giam lớn nhất ở miền Nam Việt Nam, nơi giam giữ gần 40.000 tù binh cộng sản. 

Tổng nhà giam có diện tích 20.000m² bao gồm 500 ngôi nhà, được chia thành 12 khu trong đó mỗi khu bao gồm 4 phân khu. Trong đó mỗi phân khu chứa khoảng 950 tù nhân bao gồm nhà tù nữ, nhà tù nam, nhà tù phụ lão. Trong đó, phân khu B2 là phòng biệt giam dành riêng cho tù binh chính trị cấp cao với diện tích chỉ 27m² nhưng giam đến 180 người. Bên ngoài nhà tù, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cho giăng trùng trùng điệp điệp 10 - 15 lớp hàng rào kẽm gai và bóng đèn điện. 

Cuối năm 1972, chính quyền cho xây dựng thêm 2 khu nhà giam. Đầu năm 1973, sau khi hiệp định Paris được ký kết, trại giam ngừng hoạt động và bị bỏ hoang. 

Dưới thời kỳ Mỹ - Ngụy, nhà tù Phú Quốc là nơi nằm xuống của hơn 4000 chiến sĩ (từ 6/1967 - 3/1973) bởi hơn 45 hình thức tra tấn từ trung cổ đến hiện đại: 

  • Chuồng cọp kẽm gai 
  • Dùng ván gỗ và ốc vít ép ngực
  • Đóng đinh vào đầu, vai, đầu gối
  • Nhúng mồi lửa vào hạ bộ 
  • Kích điện tra tấn
  • Đào răng bằng thanh gỗ
  • Soi đèn pha vào mắt
  • Nhấn nước thùng phi 
  • Đun trên chảo nước
  • Chôn sống dưới nắng 

Hình ảnh các chiến sĩ chịu đựng đòn roi, nhục hình trong nhà tù Phú Quốc (Nguồn: GG Maps)

Hình ảnh các chiến sĩ chịu đựng đòn roi, nhục hình trong nhà tù Phú Quốc (Nguồn: GG Maps)

Chính vì những đòn tra tấn tàn bạo, các chiến sĩ đều kiên cường tìm cách để vượt ngục. Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Mỹ - người chỉ huy nhóm tù binh phân khu B2, đêm ngày 22/05/1968 ông Toản cùng 10 người khác tiến hành vượt ngục bằng cách cắt rào vượt ngục. Nhân lúc trời mưa to, lính gác ngồi trên đài quan sát sao nhãng, các chiến sĩ nỗ lực vượt qua 6 lớp rào cao vây quanh và vô vàn lớp rào thấp gài pháo sáng cũng như mìn để thoát khỏi địa ngục trần gian. Ông cho biết rằng các đòn tra tấn càng man rợ, tàn bạo thì tinh thần bất khuất, khí phách kiên trung của người chiến sĩ Cộng sản lại càng sáng rõ.  

Trong các cuộc vượt ngục ngoạn mục, cuộc vượt ngục vào sáng ngày 21/01/1969 đưa 21 chiến sĩ thoát ngục tù sau 6 tháng ròng rã đào đường dài 120m, rộng 60m. 

Nhà tù Phú Quốc trải qua hai giai đoạn xây dựng và cải tạo vào thời kỳ Pháp thuộc và thời kỳ Mỹ - Ngụy (Nguồn: nucuoimekong.vn)

Nhà tù Phú Quốc trải qua hai giai đoạn xây dựng và cải tạo vào thời kỳ Pháp thuộc và thời kỳ Mỹ - Ngụy (Nguồn: nucuoimekong.vn)

Nhà tù Phú Quốc có diện tích lên đến 400ha (Nguồn: diadiemwiki)

Nhà tù Phú Quốc có diện tích lên đến 400ha (Nguồn: diadiemwiki)

Các chiến sĩ nỗ lực đào đường hầm với hy vọng được ra ngoài chung vai chiến đấu (Nguồn: tienphong.vn)

Các chiến sĩ nỗ lực đào đường hầm với hy vọng được ra ngoài chung vai chiến đấu (Nguồn: tienphong.vn)

Các chiến sĩ dìu nhau vượt ngục sau khi đã chui thành công qua đường hầm (Nguồn: GG Maps)

Các chiến sĩ dìu nhau vượt ngục sau khi đã chui thành công qua đường hầm (Nguồn: GG Maps)

Lịch sử nhà tù Phú Quốc sau năm 1975

Sau năm 1975 khi Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhà tù Phú Quốc cũng được trưng dụng cho các mục đích khác nhau:

  • Năm 1975, sau khi Việt Nam thống nhất, nhà tù Phú Quốc được trưng dụng để giam giữ các tù nhân hình sự. 
  • Năm 1995, nhà tù Phú Quốc được nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia. 
  • Năm 2012, nhà tù Phú Quốc chính thức mở cửa đón khách tham quan. 
  • Năm 2014, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định công nhận trại giam Phú Quốc là di tích Quốc gia đặc biệt. 

Để hiểu rõ hơn về những tội ác chiến tranh xảy ra tại nhà tù Phú Quốc, bạn có thể theo dõi video dưới đây: 

Sự Thật Về Nhà Tù Phú Quốc - Video Thuyết Minh Từ A-Z

Sự Thật Về Nhà Tù Phú Quốc - Video Thuyết Minh Từ A-Z

Nhà tù Phú Quốc được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2014 (Nguồn: diadiemwiki)

Nhà tù Phú Quốc được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2014 (Nguồn: diadiemwiki)

3. Nhà tù Phú Quốc có những gì?

Nhà tù Phú Quốc được phục dựng, chia thành các hạng mục công trình khác nhau nhằm tái hiện lại cuộc sống ngục tù gian khổ và khắc nghiệt của các chiến sĩ Cách mạng. 

Cổng Tiểu đoàn 8 quân cảnh

Cổng Tiểu đoàn 8 quân cảnh là lối ra vào nơi du khách bắt đầu chuyến tham quan nhà tù Phú Quốc. Cổng gồm 2 trụ vuông đối diện nhau, được xây dựng theo kiến trúc Pháp cổ điển với nguyên vật liệu chủ yếu là lõi trụ sắt và gạch đặc. 

Cổng được xây dựng từ lõi trụ sắt và gạch đặc (Nguồn:dsvh.gov.vn/)

Cổng được xây dựng từ lõi trụ sắt và gạch đặc (Nguồn:dsvh.gov.vn/)

Nghĩa địa tù binh

Nghĩa địa tù binh là nơi du khách nhất định phải đến để bày tỏ lòng cảm kích đối với hơn 12.000 chiến sĩ tù nhân đang an nghỉ tại nơi đây. 

Nghĩa địa tọa lạc tại khu đồi 100 cách phân khu B2 khoảng 1km với diện tích 20.427.8m² được xây dựng sau năm 1975 khi đất nước hoàn toàn thống nhất. Trung tâm của nghĩa địa được dựng một tượng đài với bàn tay nắm chặt thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc cũng như tinh thần quyết tâm của các chiến sĩ quả cảm. Bên trên các vách tường phía bên trong tượng đài, tên của các liệt sĩ đã hy sinh anh dũng được khắc lên một cách đầy tự hào. 

 

Bàn tay nắm chặt đại diện cho sự căm phẫn và ý chí chiến đấu tới cùng (Nguồn: GG Maps)

Bàn tay nắm chặt đại diện cho sự căm phẫn và ý chí chiến đấu tới cùng (Nguồn: GG Maps)

Nhà thờ Kiến Văn

Nhà thờ Kiến Văn có diện tích khoảng 4.837,6m², được các tù binh bị bắt giữ gom góp các vật liệu đơn giản như xi măng, gỗ, sắt thép và những thứ sẵn có để xây dựng vào 1968. Tuy vậy, nhà tù gây ấn tượng bởi mái nhà hình chóp cao vút, cửa sổ lớn và tường trắng. Đây là nơi mà các tù nhân được cho phép đến cầu nguyện vào các dịp lễ quan trọng. Hiện nay, nhà thờ đã trở thành phế tích, chỉ còn lại những mảnh tường vỡ, nền xi măng và cột góc tường.  

Nhà trưng bày bổ sung di tích

Nhà trưng bày bổ sung di tích được xây dựng sau năm 1975 với sơ đồ tham quan gồm hai phòng khác nhau:

  • Phòng 1 trưng bày 43 hiện vật cũng là nơi du khách xem phim giới thiệu về Phú Quốc. 
  • Phòng 2 trưng bày 100 hình ảnh tư liệu về đời sống ngục tù nơi du khách có thể tìm hiểu chi tiết về trại giam, bao gồm 3 phần: phần 1 là quá trình hình thành và tồn tại của trại giam; phần 2 là hình thức tra tấn của địch; phần 3 là những hình thức đấu tranh của các chiến sĩ cách mạng và kỷ vật của tù binh. 

 

Nhà trưng bày bổ sung di tích là nơi lưu giữ những bằng chứng lịch sử về việc các chiến sĩ bị hành hình (Nguồn: nld.com.vn)

Nhà trưng bày bổ sung di tích là nơi lưu giữ những bằng chứng lịch sử về việc các chiến sĩ bị hành hình (Nguồn: nld.com.vn)

Phòng chiếu phim lịch sử về nhà tù (Nguồn: Trung Sinh Dang)

Phòng chiếu phim lịch sử về nhà tù (Nguồn: Trung Sinh Dang)

Phân khu B2

Trong thời kỳ hoạt động, phân khu B2 là nơi giam giữ và tra tấn dã man tù binh cộng sản. Khi đến thăm nhà tù Phú Quốc, du khách sẽ có dịp quan sát mô hình phục dựng kiến trúc phân khu cũng như những hình thức tra tấn man rợ. 

Toàn bộ phân khu có diện tích 17.693m², gồm các hạng mục: 

  • Cổng trại giam của phân khu B2: Cổng trại giam có quân cảnh bảo vệ, canh gác ngày đêm đồng thời được cuốn nhiều lớp kẽm gai bên ngoài. 
  • Vọng gác: Vọng gác có diện tích 5m x 1,5m được xây dựng bằng cột thép và mái tôn ở bốn góc của phân khu. Đứng từ chòi canh, lính gác dễ dàng quan sát và nhanh chóng phát hiện các tù binh vượt ngục. 
  • Hàng rào: Hàng rào được xem là chướng ngại vật đối với các tù binh khi muốn vượt ngục bởi hệ thống kẽm gai, bóng điện, mìn chằng chịt, sắc nhọn được quấn thành 8 - 10 lớp. Cách mỗi 2m - 3m còn có thêm các hàng rào sắt treo bóng đèn. 
  • Chuồng cọp catso - phòng kỷ luật: Tù binh bị nhốt trong những thùng container cũ, trên đỉnh đục một lỗ thông hơi, trên thành đục một lỗ để đưa cơm. Dưới thời tiết nắng nóng bên ngoài và hơi người bên trong, các chiến sĩ bị “đốt cháy” đến kiệt quệ sức lực và tinh thần. 
  • Dãy nhà bếp và nhà ăn: Đây là một loại nhà tiền chế được dựng lên bằng khung thép và bao phủ bằng tôn thiếc. Toàn bộ phân khu có 4 nhà ăn khác nằm ngay bên phải của cổng ra vào. 
  • Phân khu giam giữ: Toàn phân khu có 18 dãy nhà được đánh số thứ tự từ phải sang trái, có kết cấu tương tự nhà ăn. Mô hình phục dựng chia nhà giam thành các gian phòng khác nhau bao gồm:
    • Phòng 1: Đấu tranh chống sự đàn áp của địch vào ban đêm. 
    • Phòng 2: Cuộc sống của các tù binh trong những phút hiếm hoi không bị đàn áp, khủng bố. 
    • Phòng 3: Cuộc đấu tranh biểu tình của tù binh. 
    • Phòng 4: Cuộc đấu tranh tuyệt thực của tù binh. 
    • Phòng 6: Cuộc đấu tranh tù binh và sự đàn áp khắc nghiệt của địch ở Phân khu B8.
    • Phòng 14: Đường hầm vượt ngục được tù binh đào có chiều dài khoảng 25m và đường kính 50cm. 
    • Phòng 17: Cảnh tù binh đào hầm và vượt ngục. 
    • Phòng 5,7,8,9,10,11,12,18: Cảnh tù binh giam giữ. 
    • Phòng 13,15,16: Hình thức tra tấn tù binh điển hình. 
  • Dãy nhà vệ sinh: Dãy nhà nằm sau phòng giam 14 và 16 và bên cạnh hàng rào thép gai. Ở các dãy nhà, hình ảnh tù binh dọn dẹp, khiêng thùng phân đi đổ một cách thống khổ được tái hiện. 

Hướng vào tham quan phân khu B2 - địa ngục trần gian thời kỳ còn hoạt động của nhà tù Phú Quốc (Nguồn: dulichvn)

Hướng vào tham quan phân khu B2 - địa ngục trần gian thời kỳ còn hoạt động của nhà tù Phú Quốc (Nguồn: dulichvn)

Vọng gác canh chừng được xây dựng ở bốn góc của mỗi phân khu (Nguồn: tienphong.vn)

Vọng gác canh chừng được xây dựng ở bốn góc của mỗi phân khu (Nguồn: tienphong.vn)

Hàng rào khiến nhiều người run sợ ngay khi bước vào tham quan nhà tù (Nguồn: tienphong.vn)

Hàng rào khiến nhiều người run sợ ngay khi bước vào tham quan nhà tù (Nguồn: tienphong.vn)

Phân khu B2 là nơi các chiến sĩ bị hành hạ (Nguồn: tienphong.vn)

Phân khu B2 là nơi các chiến sĩ bị hành hạ (Nguồn: tienphong.vn)

Chuồng cọp là một trong những hình thức tra tấn kinh khủng nhất của nhà tù (Nguồn: tienphong.vn)

Chuồng cọp là một trong những hình thức tra tấn kinh khủng nhất của nhà tù (Nguồn: tienphong.vn)

Một chiến sĩ sắp bị đưa đến phòng biệt giam (Nguồn: tienphong.vn)

Phòng casto hôi thối, tối tăm, chật hẹp khiến tù binh kiệt quệ sức lực (Nguồn: Anh Vlog)

Đài tưởng niệm liệt sĩ tại Đồi Sim

Đài tưởng niệm được xây dựng bằng bê tông cốt thép trên phần đất giáp với tỉnh lộ 47. Đài tưởng niệm hình con sóng màu xanh da trời, cao khoảng 5m, chính giữa những con sóng là biểu tượng hình người, ngụ ý “những con người ra đi từ nơi ấy”. Ý nghĩa này của đài tưởng niệm cho thấy mỗi chiến sĩ bị giam giữ như một cơn sóng, kiên cường, bất khuất, liên lỉ tìm về bờ, về với con đường cách mạng bất chấp nghịch cảnh. 

Đài tưởng niệm liệt sĩ với hình ảnh những cơn sóng biểu hiện cho “người đã ra đi nơi ấy” (Nguồn: komoot.com)

Đài tưởng niệm liệt sĩ với hình ảnh những cơn sóng biểu hiện cho “người đã ra đi nơi ấy” (Nguồn: komoot.com)

Cổng Tiểu đoàn 7 quân cảnh

Cổng tiểu đoàn được xây dựng sau năm 1975 với hai cột trụ vuông lõi sắt bằng gạch chỉ đặc cao khoảng 4,1m và rộng 0,85m. Đi qua cánh cổng này, du khách sẽ đến với khu nhà giam nơi những trận đòn roi, tra tấn dã man diễn ra trong quá khứ. 

Cổng và nhà Ban chỉ huy trại giam

Sau năm 1975, chính quyền địa phương tiến hành phục dựng 4 nhà mới trên nền nhà chỉ huy cũ. Mỗi nhà có diện tích là 20m x 5,68m được xây dựng bằng bê tông cốt thép, tường gạch, nên tráng xi măng, mái lợp tôn và cửa ra vào bằng gỗ. Ngoài các nhà chỉ huy, phần cổng cũng được tái xây dựng với hai cột trụ sắt đổ bê tông và cánh cổng bằng thanh sắt ấp chiến lược và dây kẽm gai. Đây là nơi làm việc của ban giám thị nhà tù. 

Cổng dẫn vào khu chỉ huy nhà tù Phú Quốc đã được cải tạo lại sau chiến tranh (Nguồn: wikimedia.org)

Cổng dẫn vào khu chỉ huy nhà tù Phú Quốc đã được cải tạo lại sau chiến tranh (Nguồn: wikimedia.org)

4. Tội ác nhà tù Phú Quốc

Dù đã hơn 50 năm trôi qua, ký ức về những màn tra tấn rùng rợn vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai trong ký ức của những tù binh năm xưa. 

Ông Phùng Xuân Nghi - cựu tù binh năm xưa kể lại câu chuyện về người đồng đội, cán bộ cấp trung đoàn tên Mai. 

Theo đó, ông Mai trong lúc đi trinh sát địa hình thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Hai bên diễn ra cuộc đấu súng, ông Mai bị thương ở bụng trong khi các liên lạc viên đều hy sinh. Ngay lúc ấy, ông Mai tháo dây đai cùng với khẩu súng K54 của người liên lạc cuốn vào người để tránh bị địch phát hiện là chiến sĩ cấp cao. 

Sau những ngày bị tra tấn nặng nề từ nhục hình đến tâm lý, ông Mai cũng nhất quyết im lặng. Đến khi bị ép nói ra bí mật, ông hét lớn: “Bí mật lớn nhất của tao là đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào…” Sau câu nói quả cảm ấy, ông bị đánh nhừ tử và phải mất nhiều ngày mới có thể tỉnh lại. 

Dù bị tra tấn dã man, tinh thần đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào của các chiến sĩ chưa từng bị dập tắt (Nguồn: GG Maps)

Dù bị tra tấn dã man, tinh thần đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào của các chiến sĩ chưa từng bị dập tắt (Nguồn: GG Maps)

Bên cạnh những tấm gương thà chết chứ không khai ra đồng đội, cũng có những chiến sĩ tù binh dùng hết sức bình sinh để đào hầm, tạo đường trốn thoát cho đồng đội để tiếp tục chiến đấu. 

Vua đào hầm - Thiếu Uý Đặng Thái Lập không may bị bắt vào cuối tháng 1/1968 trong một trận đánh ven Sài Gòn, ông Lập bị đưa vào trại Biên Hòa. Vào tù, ông liên tục tìm cách đào hầm, tổ chức cho tù binh trốn thoát. Nhiều lần như thế, địch đày ông ra nhà tù Phú Quốc vào cuối năm 1970. 

Ngay khi vừa đến nhà giam mới, ông Lập đã vô tình nhìn trúng một hố rác. Ngay hôm sau, do một tên gian tế chỉ điểm, bọn cai ngục đã phát hiện một đoạn được hầm 4m được đào ở đó. Sau khi bị phát hiện, ông Lập cùng đồng đội bị đánh tơi tả, toàn thân ứa máu đỏ tươi, nhưng tinh thần chiến sĩ cách mạng không cho phép ông Lập bỏ cuộc. 

Ông tiếp tục tổ chức đào hầm cho đồng đội bỏ trốn, có lần đang đào hầm thì bị cai ngục bắt tận tay, ông ngẩng cao đầu nhận hết về mình để bảo vệ đồng đội. Địch thấy vậy tống ông Lập vào khu biệt giam, dùng búa gõ vào các đầu móng tay đến khi móng nát tươm, tóe máu. Tên sĩ quan thấy được sự gan dạ và kiên cường của ông Lập thì nói: “Giờ tao yêu cầu mày mỗi một chuyện là không đào hầm, vượt ngục thì tao sẽ trả mày về phòng giam với đồng bọn”. Ông Lập sau khi nghe xong liền hét lớn: “Không, còn sống tao còn đào hầm” rồi dùng chân đạp mạnh vào tên cai ngục gần đó. 

Tên sĩ quan sai người đè ông Lập ra, đục xương bánh chè, đóng đinh vào khuỷu tay, khuỷu chân nhằm đe dọa nhưng ông Lập vẫn ngoan cường đến cùng. Thấy thế, cai ngục đóng đinh vào đầu, xuyên qua não rồi ném ông Lập về trai giam, 15 phút sau chiến sĩ Lập hi sinh. 

Các chiến sĩ kiên trì đào hầm, trốn thoát để tiếp tục chiến đấu (Nguồn: GG Maps)

Các chiến sĩ kiên trì đào hầm, trốn thoát để tiếp tục chiến đấu (Nguồn: GG Maps)

Ngoài phẩm chất kiên cường, người chiến sĩ cách mạng bị bắt nhốt còn có lý luận sắc bén, khiến địch phải ngậm miệng. 

Ông Trần Sang - một chính trị viên cấp trung đoàn không may bị phục kích bị thương nặng ở đùi. Địch không cấp thuốc, để chân ông hoại tử, thối rữa nhưng ông vẫn quyết im lặng, không khai ra tổ chức cũng như đồng đội. Trong ngục tù, ông Sang dùng hết sức bình sinh và những hơi thở dốc trong cơn đau thấu tận xương để giảng dạy về lý luận chính trị, củng cố tinh thần và lý tưởng của các chiến sĩ đang bị đày đọa. 

Khi địch đem xe tăng đến đàn áp phong trào đấu tranh của anh em tù binh các trại, ông khảng khái: “Chúng tôi là con người, chỉ đấu tranh cho quyền lợi của anh em trong tù, còn trong người không một tấc sắt. Vậy thì sao các ông đưa súng ống, xe tăng bao vây tù nhân, có xứng đáng là quân đội của một quốc gia hay không?”. Trước lý lẽ của ông Sang, địch cho rút quân và đáp ứng yêu cầu của các tù binh. 

 

Lý luận chính trị, lý tưởng cách mạng vẫn được các chiến sĩ truyền đạt cho nhau để giữ vững tinh thần (Nguồn: GG Maps)

Lý luận chính trị, lý tưởng cách mạng vẫn được các chiến sĩ truyền đạt cho nhau để giữ vững tinh thần (Nguồn: GG Maps)

Các hình thức tra tấn trong nhà tù Phú Quốc được đánh giá là vô cùng man rợ và mất nhân tính. Ngay khi vừa đến nhà tù, các tù binh đã nhận ngay những cú đánh trời giáng bằng chày cối và búa tạ. Trong những ngày bị giam giữ, các chiến sĩ cộng sản lần lượt phải nếm trải những sự đày đọa thảm khốc bao gồm:

  • Chuồng cọp: Những chuộng cọp bằng thép gai được dựng lên, bên dưới trải một lớp cát dày. Người bên trong chuồng chỉ có thể khom lưng, cúi gối nếu không muốn bị kẽm gai đâm vào người. Thế nhưng, ngay khi nằm xuống lớp cát, họ sẽ bị cái nóng như thiêu như đốt làm cháy da, chảy máu. Việc bị nhốt trong tư thế phơi sương, phơi nắng khiến cơ thể bị hủy hoại đến mức khô héo, kiệt quệ. 
  • Chuồng cọp catso: Chiếc chuồng này như một chiếc lồng sắt thiếu sáng, hấp nhiệt, đông đúc và hôi thối. Bị nhốt nhiều ngày liên tục khiến sức khỏe và tinh thần bị sa sút trầm trọng. 
  • Đóng đinh: Đóng đinh vào xương khuỷu tay, khuỷu chân, đầu gối, xương bánh chè là một hình thức tra tấn vô nhân đạo khác của quân lính Mỹ - Ngụy. Những khối kim loại sắc nhọn, hen gỉ liên tục ăn sâu vào xương gây nên một nỗi đau tột độ. Đáng sợ hơn, đinh sắt con được đóng trực tiếp vào hộp sọ, xuyên qua não. 
  • Nằm trong chảo nóng: Các chiến sĩ cách mạng bị bỏ vào bao bố sau đó ném vào một chiếc chảo nóng, bên dưới là ngọn lửa hừng hực thiêu đốt. 
  • Chiếu đèn cao áp vào mắt: Quân địch sử dụng bóng đèn dây tóc cao áp với sức nóng khủng khiếp chiếu thẳng vào mắt của chiến sĩ tù binh. Sức nóng này nhanh chóng hủy hoại giác mạc. 
  • Chích điện: Những dây điện được gắn lên cơ thể, đặc biệt ở các vùng niêm mạc. Sau đó, quân địch kích hoạt công tác khiến điện giật toàn thân chiến sĩ. 
  • Ép uống xà phòng: Chiến sĩ bị trói trên một ghế gỗ nhỏ và bị banh miệng đổ xà phòng liên tục vào người. 
  • Lộn vỉ sắt: Người chiến sĩ bị lột trần, chỉ mặc một chiếc quần xà lỏn sau đó phải lộn trên một vỉ sắt hoen gỉ và sắc nhọn. 
  • Đục răng: Quân địch sử dụng ống cây dài đục răng của chiến sĩ. 
  • Chôn sống: Quân địch ném tù nhân xuống một cái hồ, liên tục dùng đất cát vùi xuống đến khi tù nhân qua đời. 

Màn tra tấn ngay từ khi mới vào tù đã đủ khiến người ta kinh hãi (Nguồn: dantri.com.vn)

Màn tra tấn ngay từ khi mới vào tù đã đủ khiến người ta kinh hãi (Nguồn: dantri.com.vn)

Các tù binh kiệt sức bên trong chuồng cọp (Nguồn: dantri.com.vn)

Các tù binh kiệt sức bên trong chuồng cọp (Nguồn: dantri.com.vn)

Chuồng cọp catso nóng bức, hôi thối được xem là “phòng kỷ luật” bên trong nhà tù (Nguồn: dantri.com.vn)

Chuồng cọp catso nóng bức, hôi thối được xem là “phòng kỷ luật” bên trong nhà tù (Nguồn: dantri.com.vn)

Chúng coi những người chiến sĩ như cây cột, đóng đinh không thương tiếc (Nguồn: dantri.com.vn)

Chúng coi những người chiến sĩ như cây cột, đóng đinh không thương tiếc (Nguồn: dantri.com.vn)

Chiến sĩ bị đun nóng trên chảo lửa (Nguồn: dantri.com.vn)

Chiến sĩ bị đun nóng trên chảo lửa (Nguồn: dantri.com.vn)

Những chiếc đèn cao áp nóng khủng khiếp chiếu thẳng vào mắt tù binh (Nguồn: dantri.com.vn)

Những chiếc đèn cao áp nóng khủng khiếp chiếu thẳng vào mắt tù binh (Nguồn: dantri.com.vn)

Chích điện là một hình thức tra tấn tàn ác bên trong nhà tù Phú Quốc (Nguồn: dantri.com.vn)

Chích điện là một hình thức tra tấn tàn ác bên trong nhà tù Phú Quốc (Nguồn: dantri.com.vn)

Xà phòng đổ trực tiếp vào ruột là một hình thức tra tấn khác ở nhà tù Phú Quốc (Nguồn: dantri.com.vn)

Xà phòng đổ trực tiếp vào ruột là một hình thức tra tấn khác ở nhà tù Phú Quốc (Nguồn: dantri.com.vn)

Lộn mèo trên vỉ sắt gây đau đớn dai dẳng (Nguồn: dantri.com.vn)

Lộn mèo trên vỉ sắt gây đau đớn dai dẳng (Nguồn: dantri.com.vn)

Đục răng là màn tra tấn kinh hãi nhất trong lịch sử (Nguồn: dantri.com.vn)

Đục răng là màn tra tấn kinh hãi nhất trong lịch sử (Nguồn: dantri.com.vn)

Chôn sống cho thấy sự mất nhân tính của quân địch (Nguồn: dantri.com.vn)

Chôn sống cho thấy sự mất nhân tính của quân địch (Nguồn: dantri.com.vn)

Những roi đòn tra tấn cũng hành động bạo lực mất nhân tính kể trên gây ra hậu quả vô cùng đáng tiếc đối với các chiến sĩ. Hơn 4000 chiến sĩ bị hành hạ đến chết trong khi các chiến sĩ còn sống trở thành thương binh, mang thương tích vĩnh viễn như bị bại liệt, mù lòa, nứt xương, rách da dầu, mất răng, uốn ván… Những vết thương này hành hạ các chiến sĩ mỗi khi “trái gió trở trời”, khiến họ phải chịu đau đớn ngay cả khi chiến tranh đã kết thúc. 

5. Giá vé và quy định tham quan nhà tù Phú Quốc

Nhà tù Phú Quốc sau khi chính thức mở cửa tham quan đã thu hút khoảng hơn 600.000 lượt khách trong và ngoài nước ghé thăm. Nhà tù mở cửa tham quan tự do nhưng cũng có một số quy định để đảm bảo tính trang nghiêm cũng như hiện trạng của hiện vật có giá trị lịch sử. 

Giá vé tham quan nhà tù Phú Quốc

Nhà tù Phú Quốc mở cửa tham quan miễn phí cho mọi đối tượng, không phân biệt người lớn và trẻ em, du khách nước ngoài và trong nước. 

Quy định chung

  • Nhà tù Phú Quốc không giới hạn độ tuổi tham quan. 
  • Du khách khi đến thăm nhà tù tuyệt đối không chạm tay vào các hiện vật, hình ảnh và tư liệu. 
  • Bỏ rác đúng nơi quy định, có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. 

 

Nhà tù Phú Quốc là điểm tham quan miễn phí (Nguồn: traveloka)

Nhà tù Phú Quốc là điểm tham quan miễn phí (Nguồn: traveloka)

Lưu ý khi tham quan

  • Nhà tù Phú Quốc là di tích lịch sử mang không khí trang nghiêm nên du khách cần chọn trang phục kín đáo, nhã nhặn và lịch sự. 
  • Chuyến tham quan sẽ mất khoảng từ 1 - 2 tiếng nên du khách có thể tự chuẩn bị nước uống, đồ ăn (nếu có nhu cầu). 
  • Du khách không nên thể hiện thái độ cười cợt, không nên nói chuyện, cười đùa lớn tiếng, ngược lại cần giữ thái độ nghiêm trang, chú ý lắng nghe những thông tin từ người thuyết minh. 

 

Du khách cần ăn mặc kín đáo, lịch sự khi đến tham quan (Nguồn: tienphong.vn)

Du khách cần ăn mặc kín đáo, lịch sự khi đến tham quan (Nguồn: tienphong.vn)

6. Giá trị của nhà tù Phú Quốc là gì?

Nhà tù Phú Quốc tồn tại như một chứng nhân lịch sử, tố cáo tội ác dã man của thực dân và đế quốc. Đồng thời, nhà tù là minh chứng cho sự ngoan cường, bất khuất của chiến sĩ cách mạng. Có thể thấy, nhà tù Phú Quốc gìn giữ giá trị văn hóa và lịch sử cũng như mang ý nghĩa giáo dục cao cho các thế hệ mai sau. 

Giá trị lịch sử:

Nhìn vào nhà tù Phú Quốc, mọi tội ác vô nhân tính của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đều được phơi bày một cách rõ ràng. Nhưng cũng chính tại đây, cốt cách và tấm gương yêu thương, ý chí kiên cường của các chiến sĩ cách mạng trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm cũng được hiện lên đầy chói sáng và tự hào. Nhà tù cũng là nơi an nghỉ và tưởng niệm các liệt sĩ, nhưng người thà chết cũng phải “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”. 

Nhà tù Phú Quốc chính là chứng tích lịch sử, chứng minh tội ác của giặc ngoại xâm (Nguồn: tienphong.vn)

Nhà tù Phú Quốc chính là chứng tích lịch sử, chứng minh tội ác của giặc ngoại xâm (Nguồn: tienphong.vn)

Giá trị giáo dục:

Những mô hình phục dựng tại nhà tù Phú Quốc tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy đau thương nhưng cũng vô cùng hào hùng của dân tộc, giúp giáo dục về lịch sử, lòng yêu nước và tinh thần quả cảm của cha ông một cách trực quan sinh động. Nhờ vậy, mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ sẽ được đốt lên ngọn lửa yêu nước, ý thức bảo vệ Tổ Quốc cũng như khát khao sống và học tập xứng đáng với sự hy sinh của cha ông. 

Nhà tù chính là một bài học giáo dục về lòng yêu nước trực quan sinh động (Nguồn: laodong.vn)

Nhà tù chính là một bài học giáo dục về lòng yêu nước trực quan sinh động (Nguồn: laodong.vn)

Giá trị văn hóa:

Với danh hiệu là một di tích lịch sử cấp Quốc gia, nhà tù Phú Quốc thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, góp phần quảng bá hình ảnh con người, đất nước Việt Nam cũng như lịch sử oanh liệt của dân tộc đến với bạn bè quốc tế. Ngoài ra, nhà tù cũng là một nơi lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc cho thế hệ mai sau. 

 

Nhà tù được tôn tạo vì là nơi gìn giữ bản sắc, văn hóa dân tộc (Nguồn: dsec.tdtu)

Nhà tù được tôn tạo vì là nơi gìn giữ bản sắc, văn hóa dân tộc (Nguồn: dsec.tdtu)

7. Cảm nhận về nhà tù Phú Quốc từ du khách

Ông Bùi Văn Cầm đến từ Tiền Giang chia sẻ: “Tôi rất xúc động với những hình ảnh được tái hiện ở đây. Đến Phú Quốc, dù có bao nhiêu cảnh đẹp nhưng tôi vẫn muốn đến đây trước để thắp hương và tham quan, cho con cháu biết lịch sử anh hùng của dân tộc Việt Nam”.

Bà Lê Thị Nhất đến từ Phú Thọ chia sẻ cảm nhận: “Tôi đến đây lần thứ 2 rồi, lần nào cũng không kìm được nước mắt. Nơi đây có những người đồng chí đồng đội của mình đã nằm xuống nên tôi rất thương, rất quý”.

Du khách Trần Bá Quý chia sẻ: “Một di tích lịch sử được bảo tồn để thấy sự khốc liệt và tàn ác của chiến tranh, với những hình phạt dã man về các tra tấn tù nhân và sự kiên cường của các chiến sĩ cách mạng. Nếu đi đoàn đông thì nên thuê hướng dẫn viên còn không thì đi ké theo những đoàn có hướng dẫn viên để nghe thêm về lịch sử còn không bạn sẽ chỉ thấy những dụng cụ tra tấn và các buồng giam.”

Du khách Ngô Định Đức chia sẻ: “Vào để cảm nhận hết cái cực khổ, gian lao,những trận đòn roi, cực hình mà các tù nhân phải gánh chịu để cho chúng ta có được một cuộc sống bình yên như hôm nay. Xin cúi đầu tưởng nhớ và tri ân các bác đã anh dũng chiến đấu và hy sinh để đất nước ta vẫn mãi tươi đẹp và phát triển.” 

Du khách Hoàng Nguyễn chia sẻ: “Đặt chân đến nơi đây, để cảm nhận hiện thực tàn khốc của thời kỳ đen tối của dân tộc. Bước chân về quá khứ, chạm vào lịch sử đau thương, lòng cảm thấy nặng trĩu, đau buồn cùng với lòng kính phục những người con bất khuất, kiên trung.”

Du khách Đào Trúc Khanh cho biết: “Mọi người có ra Phú Quốc thì nên ghé đây để hiểu thêm về sự hi sinh của cha ông mình trong thời chiến. Nhìn những bức tượng mô phỏng việc đánh đập, hành hạ, tra tấn của quân địch cộng thêm lời thuyết minh của chị hướng dẫn làm cho cảm xúc dâng trào, xúc động mà muốn khóc. Nhờ vậy bản thân càng thêm yêu nước và biết ơn công lao của cha ông ta ngày trước. Học lịch sử Việt Nam thì nên biết đến nơi này, rất chân thật.”

Du khách Lưu Quang Ngọc chia sẻ: “Tuy chỉ được xem lại những bức tượng, những hình ảnh mô phỏng hình thức tra tấn của quân giặc nhưng vẫn khiến người khác cảm thấy rùng mình vì quá dã man và tàn bạo. Phải đi một lần, để biết được các thế hệ trước đã phải đánh đổ xương máu và tính mạng để bảo vệ, giữ gìn từng tấc đất của nước nhà.”

 

Đông đảo du khách trong và ngoài nước đến thăm nhà tù Phú Quốc (Nguồn: nld.com.vn)

Đông đảo du khách trong và ngoài nước đến thăm nhà tù Phú Quốc (Nguồn: nld.com.vn)

Vỉ sắt làm rách da đầu của hàng ngàn tù nhân (Nguồn: laodong.vn)

Vỉ sắt làm rách da đầu của hàng ngàn tù nhân (Nguồn: laodong.vn)

Những chiếc đinh rỉ sét phản ánh tội ác man rợ của giặc ngoại xâm (Nguồn: laodong.vn)

Những chiếc đinh rỉ sét phản ánh tội ác man rợ của giặc ngoại xâm (Nguồn: laodong.vn)

8. Giải đáp những câu hỏi thường gặp về nhà tù Phú Quốc

Nhà tù phú quốc xây dựng năm nào?

Nhà tù Phú Quốc do thực dân Pháp xây dựng lần đầu vào năm 1953. Năm 1956, nhà tù được trao lại cho Việt Nam Cộng Hòa và được cải tạo trở thành nhà tù lớn nhất miền Nam.  

Nhà tù Phú Quốc mấy giờ mở cửa?

Nhà tù Phú Quốc mở cửa hàng ngày, xuyên suốt lễ Tết. Khung giờ mở cửa buổi sáng từ 8h00 - 11h30 và buổi chiều từ 13h30 - 17h00. 

Nhà tù Phú Quốc rộng bao nhiêu?

Tổng diện tích nhà tù là 400ha, trong đó hơn 20.000m² được quy hoạch thành các nhà giam giữ và khu vực tra tấn. 

Nhà tù Phú Quốc - di tích lịch sử Quốc gia chính là một minh chứng tố cáo tội ác chiến tranh man rợ, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình và tinh thần chiến đấu bảo vệ tổ quốc của người chiến sĩ Cách mạng. Đến với nơi đây, du khách ngoài nước sẽ có dịp tìm hiểu sâu hơn về văn hóa, lịch sử và con người Việt Nam. Riêng đối với du khách trong nước, nhà tù Phú Quốc chính là nơi bạn cảm nhận sâu sắc sự hy sinh anh dũng và oanh liệt của cha ông, từ đó quyết tâm xây dựng và bảo vệ dáng hình tổ quốc.  

Đừng quên tham khảo, cập nhật các thông tin mới nhất về du lịch tại đảo Ngọc Phú Quốc tại: 

SUN WORLD
THÔNG BÁO BẢNG GIÁ VÉ SUN WORLD PHU QUOC 2023
Hòn Thơm
01/01/2023
 [THÔNG BÁO] BẢNG GIÁ TẠI SUN WORLD PHU QUOC TỪ 01.01.2023  <English below> Sun World Phu Quoc xin trân trọng thông báo đến Quý khách hàng bảng giá vé Cáp treo, Buffet trưa, và Combo Cáp treo + Buffet trưa áp dụng từ 01.01.2023BẢNG GIÁ VÉ CÁP TREO- Vé Cáp treo cho khách cao trên 1.4M: 600.000 VND (mọi du khách), 500.000 VND (người Kiên Giang)- Vé Cáp treo cho khách...
SUN WORLD
Với mức giá hấp dẫn, thẻ trải nghiệm không giới hạn dịch vụ cáp treo của Sun World Ba Den Mountain sẽ giúp du khách thoải mái săn mây và tham gia tất cả các trải nghiệm tâm linh tại núi Bà Đen, Tây Ninh, từ 01/08 đến 31/12/2023.
SUN WORLD
Tặng hoa cho nàng, bốc thăm trúng thưởng những phần quà giá trị, check-in với bạt ngàn hoa đẹp, được đứng trên đỉnh Fansipan… Sa Pa mang đến những kỉ niệm mà một nửa thế giới muốn dành tặng cho phái đẹp trong ngày 8/3 này.Nếu bạn vẫn còn đang đau đầu với câu hỏi mua gì tặng nửa kia trong ngày của phái đẹp thì đây là một gợi...
SUN WORLD
Cùng khám phá những cảnh đẹp Đà Nẵng qua ống kính của du khách trong và ngoài nước.
SUN WORLD
Vào ngày 18/05/2019, Sun World Ba Na Hills sẽ tham gia ngày hội việc làm - DUT JOB FAIR 2019 do trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng tổ chức. Tại đây, Sun World Ba Na Hills sẽ tham gia Gian hàng tuyển dụng, tư vấn tuyển dụng, định hướng nghề nghiệp và phỏng vấn tại chỗ với 18 vị trí ở Khối văn phòng, kỹ thuậtThời gian:...
SUN WORLD
Với mức giá hấp dẫn, thẻ trải nghiệm không giới hạn dịch vụ cáp treo của Sun World Ba Den Mountain sẽ giúp du khách thoải mái săn mây và tham gia tất cả các trải nghiệm tâm linh tại núi Bà Đen, Tây Ninh, từ 01/08 đến 31/12/2023.