vi

Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng - Danh thắng độc nhất vô nhị của Đà Nẵng

:15/06/2024
:30/07/2024

Thành Phố Đà Nẵng không chỉ nổi tiếng với bãi biển Mỹ Khê, bán đảo Sơn Trà mà còn được thiên nhiên ưu ái ban tặng kỳ quan Ngũ Hành Sơn với nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa. Trong bài viết này, hãy cùng Sun World khám phá quần thể thắng cảnh Ngũ Hành Sơn có gì và bỏ túi ngay những địa điểm cực hot nhất định phải tới khi ghé thăm Ngũ Hành Sơn!

Giới thiệu về núi Ngũ Hành Sơn

Ngũ Hành Sơn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia vào ngày 22/03/1990. Ngũ Hành Sơn còn có tên khác là núi Non Nước, là một quần thể bao gồm 6 ngọn núi đá vôi. 

Ngũ Hành Sơn ở đâu?

Nếu du khách thắc mắc Ngũ Hành Sơn cách Đà Nẵng bao xa, có thuận tiện để sắp xếp lịch trình đi chơi không, thì đừng lo, núi Ngũ Hành Sơn là một địa danh nằm ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 8km. Quần thể Ngũ Hành Sơn bao gồm 6 ngọn núi nằm gần nhau, cụ thể là: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thuỷ Sơn, Thổ Sơn, Dương Hỏa Sơn, m Hỏa Sơn.

Quần thể Ngũ Hành Sơn nằm gần trung tâm thành phố Đà Nẵng.

Quần thể Ngũ Hành Sơn nằm gần trung tâm thành phố Đà Nẵng. 

Giờ mở cửa Ngũ Hành Sơn

Khu du lịch núi Ngũ Hành Sơn mở cửa đón du khách từ 7h00 đến 17h00 từ thứ hai đến chủ nhật hàng tuần. Sau khi tham quan chụp hình tại Ngũ Hành Sơn, du khách có thể di chuyển về thành phố Hội An để dạo chơi vào buổi tối. 

Sự tích và huyền thoại về núi Ngũ Hành Sơn

Tương truyền rằng, một lão ngư sống một mình gần bờ biển đã bắt gặp cảnh giao long đẻ trứng (có sách chép là nữ thần Naga). Một ngày, thần Kim Quy hiện lên, giao cho ông lão một cái móng chân để ông trông giữ quả trứng khỏi thú dữ, diều hâu. 

Ngày qua ngày, vỏ trứng vỡ thành 5 mảnh và một nàng tiên bước ra. 5 mảnh vỡ kia hóa thành 5 ngọn núi ngày nay chính là Ngũ Hành Sơn. Vua Chăm nghe được câu chuyện ấy liền cưới thiếu nữ về làm vợ, còn Thần Kim Quy thì chở ông lão lên trời.

Diện tích và phân khu chức năng

Danh thắng Ngũ Hành Sơn có tổng diện tích lên đến 1.049.701 m2, được chia thành 6 phân khu: Thủy Sơn, m Hỏa Sơn, Dương Hỏa Sơn, Mộc Sơn, Thổ Sơn, Kim Sơn. Danh thắng gồm nhiều công trình đặc sắc với kiến trúc có giá trị, nhiều di tích tôn giáo cùng với các nhà ở kết hợp kinh doanh đá mỹ nghệ. Ngoài ra, quần thể còn có các khu chức năng, không gian cây xanh chuyên đề, mặt nước, khu vườn tượng, đền thờ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và các bà mẹ Việt Nam anh hùng.

2-quan-the-ngu-hanh-son.jpg

Quần thể Ngũ Hành Sơn - tuyệt tác từ thiên nhiên (Nguồn ảnh: Danangleisure.com) 

Bản đồ và hình ảnh toàn cảnh 

Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của quần thể Ngũ Hành Sơn qua loạt hình ảnh dưới đây!

Toàn cảnh Ngũ Hành Sơn

Toàn cảnh Ngũ Hành Sơn

Hoàng hôn trên quần thề Ngũ Hành Sơn. (Nguồn ảnh: Cdn.tiepthivn) 

Hoàng hôn trên quần thề Ngũ Hành Sơn. (Nguồn ảnh: Cdn.tiepthivn) 

Vẻ đẹp hùng vĩ của thắng cảnh Ngũ Hành Sơn nhìn từ trên cao. (Nguồn ảnh: Cdn.tiepthivn) 

Vẻ đẹp hùng vĩ của thắng cảnh Ngũ Hành Sơn nhìn từ trên cao. (Nguồn ảnh: Cdn.tiepthivn) 

Quần thể Ngũ Hành Sơn nhìn từ trên cao (Nguồn ảnh: Cdn.tiepthivn) 

Quần thể Ngũ Hành Sơn nhìn từ trên cao (Nguồn ảnh: Cdn.tiepthivn) 

Quần thể Ngũ Hành Sơn cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chỉ 8km. (Nguồn ảnh: Vinpearl) 

Quần thể Ngũ Hành Sơn cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chỉ 8km. (Nguồn ảnh: Vinpearl) 

Không chỉ nối tiếng với những hang động tự nhiên tuyệt đẹp, Ngũ Hành Sơn còn thu hút du khách bởi những ngôi chùa trên núi có kiến trúc độc đáo.(Nguồn ảnh: Vinwonder) 

Không chỉ nối tiếng với những hang động tự nhiên tuyệt đẹp, Ngũ Hành Sơn còn thu hút du khách bởi những ngôi chùa trên núi có kiến trúc độc đáo.(Nguồn ảnh: Vinwonder)

Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng có gì: Khám phá 5 ngọn núi thuộc Ngũ Hành Sơn

Cùng Sun World khám phá vẻ đẹp hùng vĩ của 5 ngọn núi thuộc quần thể Ngũ Hành Sơn và những kinh nghiệm khi ghé thăm danh thắng này ngay sau đây!

1. Núi Thủy Sơn

Vị trí: Phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng 

Ngọn Thủy Sơn tọa lạc tại phía Đông Nam quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn, rộng khoảng 15 ha, cao 160m và có 3 đỉnh núi nằm ở 3 tầng gọi là Thượng Thai, Trung Thai, Hạ Thai. Nơi đây có nhiều công trình cổ kính, linh thiêng như chùa Linh Ứng, chùa Tam Thai và các hang động kỳ vĩ như: động Tàng Chơn, động Tam Thanh, động m Phủ…

Đây là ngọn núi lớn, cao và đẹp nhất, hùng vĩ nhất trong Ngũ Hành Sơn nên khá nổi tiếng và thu hút một lượng lớn khách du lịch đến tham quan và chụp ảnh mỗi ngày.

Sơ đồ tham quan ngọn Thủy Sơn. (Nguồn ảnh: Vntrip)

Sơ đồ tham quan ngọn Thủy Sơn. (Nguồn ảnh: Vntrip) 

Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn

Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn là ngôi chùa nhỏ nhất và cổ nhất trong 3 Linh Ứng tự nổi tiếng tại Đà Thành. 

Chùa Linh Ứng Bãi Bụt được xây dựng từ thời vua Lê Hiển Tông (1740 - 1780) có vị thế đắc địa, tọa lạc ở đỉnh Hạ Thai, nằm ngay dưới cây di sản Quốc gia có niên đại hơn 600 năm tuổi. Nơi đây mang vẻ đẹp hoài cổ, linh thiêng với kiến trúc đậm nét lịch sử, văn hóa của Việt Nam. Mỗi năm, chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn đón hàng ngàn lượt khách nội địa và quốc tế tới tham quan và chiêm bái.

>>> Khám phá thêm thông tin về chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn tại đây. 

Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn mang nét đẹp cổ kính

Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn mang nét đẹp cổ kính

Cây di sản sau chùa Linh Ứng có niên đại lên đến 600 năm (Nguồn ảnh: Dulich.laodong.vn) 

Cây di sản sau chùa Linh Ứng có niên đại lên đến 600 năm (Nguồn ảnh: Dulich.laodong.vn)

Động Tàng Chơn

Động Tàng Chơn là một trong những hang động lâu đời, có niên đại từ thế kỷ 17, nằm ngay phía sau chánh điện của chùa Linh Ứng. Động Tàng Chơn có hệ thống 5 hang động bao gồm: hang Tam Thanh, hang Thiên Long, hang A Di Đà, hang Cham Pa, hang Bàn Cờ Tiên.  

  • Hang Tam Thanh: Động thờ Phật Thích Ca tọa thiền, phía sau là bức tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn.

  • Hang Cham Pa (Hang Chiêm Thành): Nơi thờ thần Chăm Pa và lưu trữ những nghệ thuật điêu khắc từ thời Chăm cổ.

  • Hang A Di Đà: Nơi thờ Phật A Di Đà và có nhiều tượng Phật bằng đá sa thạch.

  • Hang Bàn Cờ Tiên: Hang có tảng đá hình bàn cờ, tương truyền là nơi các vị tiên ghé đến vui chơi.

  • Hang Thiên Long: Nơi có các lỗ thông gió với đỉnh núi và động Chơn Tiên, mang ý nghĩa biểu tượng cho sự kết nối giữa con người với thiên nhiên. 

Tên gọi Động Tàng Chơn mang ý nghĩa sâu sắc và độc đáo (Nguồn ảnh: Danangbest.com)

Tên gọi Động Tàng Chơn mang ý nghĩa sâu sắc và độc đáo (Nguồn ảnh: Danangbest.com)

Hang động Tam Thanh

Hang Tam Thanh là 1 trong 5 hang của Động Tàng Chơn, nơi đây thờ ba vị thần linh của người Chăm xưa: thần Thượng Thanh, Ngọc Thanh và Thái Thanh, hiện nay, động thờ Phật Thích Ca Mâu Ni. Nơi đây có 2 bức tượng Phật được đúc bằng đá: Phật Thích Ca ngồi tọa thiền và Phật Thích Ca nhập niết bàn.

Tương truyền, nửa đầu thế kỷ XIX, Công Chúa Nữ Hoàng Ngọc Ngôn, em gái vua Minh Mạng đã ẩn tu tại hang động Tam Thanh và cho tạc bức tượng Phật nhập niết bàn. Về sau, bức tượng Phật Thích Ca ngồi tọa thiền được người dân tạc từ một phiến đá lớn có hình dáng giống Phật Thích Ca và được đặt trước bức tượng Phật nhập niết bàn.

Cạnh hang Tam Thanh có một ngôi đền cổ được xây dựng cùng thời với chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Bát Bộ Kim Cương và Linh Sơn Thánh Mẫu. Đây là một địa điểm cầu duyên rất linh thiêng, nơi mà những lời “cầu duyên, cầu nợ, cầu vợ cầu chồng” đều được thỏa như ý nguyện.

Hang động Tam Thanh có niên đại từ lâu đời (Nguồn ảnh: BongngoMario)

Hang động Tam Thanh có niên đại từ lâu đời (Nguồn ảnh: BongngoMario)

Ngôi đền cổ gần hang động Tam Thanh. (Nguồn ảnh: BongngoMario) 

Ngôi đền cổ gần hang động Tam Thanh. (Nguồn ảnh: BongngoMario)

Hang động Chiêm Thành

Từ ngôi đền cổ, đi sang phía tay phải, du khách có thể tham quan Hang Chiêm Thành, nơi đây là hang động có nhiều dấu tích của người Champa xưa. Tiến vào sâu trong động, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hai bức phù điêu cổ, có niên đại lên đến hơn 1.400 năm. 

Hai bức phù điêu vẫn còn giữ được hoạ tiết những vị thần trong tư thế nhảy múa, cầu may mắn, bình an cho người dân mỗi khi ra khơi. 

Đi qua hai bức phù điêu, phía cuối hang động là biểu tượng Linga và Yoni - một dấu ấn đậm nét của văn hóa Chăm pa. Linga là biểu hiện tính dương, Yoni là biểu hiện đặc tính âm của thần Shiva (Ấn Độ), khi âm dương hòa hợp, vạn vật nảy nở sinh sôi. Đây là một tín ngưỡng phồn thực, đặc trưng của người Chiêm Thành xưa. 

Họa tiết trên bức phù điêu mang đậm nét văn hóa Chăm Pa

Họa tiết trên bức phù điêu mang đậm nét văn hóa Chăm Pa

Hang động A Di Đà

Ghé thăm ngọn Thủy Sơn, du khách có thể ghé thăm hang động A Di Đà nằm ngay kế bên hang động Chiêm Thành. Hang động A Di Đà còn có tên gọi khác là Hang Dơi - một hang động nhỏ, nổi tiếng với bức tượng Phật A Di Đà lớn. Bức tượng Phật A Di Đà được sư thầy trụ trì cho những nghệ nhân tạc vào năm 1993 từ chính hình khối đất đá trong hang động này. 

Bức tượng Phật A Di Đà được làm từ chất liệu đặc biệt. (Nguồn ảnh: BongngoMario)

Bức tượng Phật A Di Đà được làm từ chất liệu đặc biệt. (Nguồn ảnh: BongngoMario) 

Cổng trời Cửa Đông - Cửa Tây

Từ hang động A Di Đà và chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn, du khách sẽ leo ngang ngọn Thủy Sơn, qua cổng trời - cánh cổng được tạo tác bởi thiên nhiên để đến các di tích phía Tây ngọn Thủy Sơn.

Để lên cổng trời, du khách cần leo qua các bậc thang bằng đá phủ rêu phong, dọc đường, du khách sẽ được ngắm nhìn những vách núi sừng sững và thành phố từ trên cao. Du khách có thể dừng chân nghỉ ngơi, tận hưởng không khí trong lành tại Hang Gió mát mẻ và tiếp tục đi qua một hang động hẹp để đến được cổng trời. Du khách cần lưu ý đường lên cổng trời rất nhỏ, phải leo núi dốc, hang động hẹp nên sẽ phù hợp với những du khách có sức khỏe tốt, thích vận động và đam mê leo núi.

Đứng từ trên cổng trời, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa, ngắm nhìn khung cảnh 4 ngọn núi còn lại của quần thể Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng và Cù Lao Chàm  

"Cổng trời" có vị trí nằm giữa Chùa Linh Ứng và chùa Tam Thai. (Nguồn ảnh: BongngoMario)

"Cổng trời" có vị trí nằm giữa Chùa Linh Ứng và chùa Tam Thai. (Nguồn ảnh: BongngoMario) 

Chùa Tam Thai

Từ hang gió Đông (nơi có cổng trời), du khách tiếp tục di chuyển qua hang gió Tây để đến với chùa Tam Thai - ngôi chùa cổ nhất ngọn Thủy Sơn, được xây dựng từ năm 1630, trước chùa Linh Ứng và được sắc phong là Quốc Tự vào thời vua Minh Mạng.

Chùa Tam Thai vẫn giữ được những kiến trúc cổ, mang đậm dấu ấn của những công trình thời nhà Nguyễn. Khuôn viên của chùa rộng khá rộng, du khách cần đi qua cổng tam quan để vào đến sân chùa, nơi đây được sư trụ trì trồng nhiều cây xanh và đặt nhiều ghế đá để phục vụ du khách nghỉ chân. 

Du khách có duyên đến chiêm bái, lễ phật tại chùa Tam Thai đừng quên ghé lại nhà tổ để chiêm ngưỡng Bảo vật Phật giáo - Quả tim lửa. Bảo vật là tấm kim bài hình lá bồ đề, được khắc những dòng chữ rập theo bút tích của vua Minh Mạng, chung quanh có hình tia lửa đang cháy nên gọi là “quả tim lửa”.

Một điểm check-in không thể bở lỡ khi du khách ghé thăm chùa Tam Thai. (Nguồn ảnh: Vinwonders)

Một điểm check-in không thể bở lỡ khi du khách ghé thăm chùa Tam Thai. (Nguồn ảnh: Vinwonders)

Toàn cảnh ngôi chùa cổ Tam Thai trên ngọn Thủy Sơn. (Nguồn ảnh: Vinwonders) 

Toàn cảnh ngôi chùa cổ Tam Thai trên ngọn Thủy Sơn. (Nguồn ảnh: Vinwonders)

Động Huyền Không

Bên hông chùa Tam Thai là động Huyền Không - hang động nổi tiếng thu hút hàng ngàn lượt khách ghé thăm mỗi năm để tìm hiểu về cội nguồn của văn hóa, tâm linh. Ngay ở cổng động Huyền Không là hang thờ Quán Thế m Bồ Tát, nơi đây có khắc tên 100 cặp vợ chồng cầu con thành công, du khách có thể tham quan, chiêm bái, cầu con và cầu bình an.

Từ hang thờ Quán Thế m Bồ Tát, du khách cần men theo một lối nhỏ, qua các bậc tam cấp cấp để xuống trung tâm động Huyền Không. Dọc con đường, 2 bên là 4 bức tượng Hộ pháp với ý nghĩa bảo vệ và giám sát con đường đạo pháp, khuyến khích du khách đến đây, làm điều thiện, tránh xa điều ác. 

Đi sâu vào chính giữa hang động, ở vị trí cao nhất được thỉnh một bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, phía dưới là bàn thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát, xung quanh hang là các miếu, điện thờ nhỏ thờ các vị thần trong văn hóa dân gian Việt Nam. Khác với những hang động thông thường, Động Huyền Không có không gian mở với các “vòm cửa tự nhiên” để đón ánh sáng. Nếu du khách ghé thăm hang động vào những ngày nắng đẹp, nên nán lại một chút để chiêm ngưỡng màn trình diễn ánh sáng kỳ diệu tại nơi đây. 

Thời gian đẹp nhất để du khách khám phá động Huyền Không là 12h trưa, đây là thời điểm ánh sáng chiếu xuyên qua các “vòm cửa”, tạo nên một không gian lung linh, huyền ảo, vô cùng độc đáo. Du khách có thể tranh thủ thời gian nắng đẹp để có cho mình những bức hình check-in, lưu giữ khoảnh khắc diệu kỳ này. 

Không gian bên trong động Huyền Không. (Nguồn ảnh: MIA.vn)

Không gian bên trong động Huyền Không. (Nguồn ảnh: MIA.vn) 

Bốn vị thần hộ pháp tại động Huyền Không (Nguồn ảnh: BongngoMario) 

Bốn vị thần hộ pháp tại động Huyền Không (Nguồn ảnh: BongngoMario) 

Du khách có thể đến đây để cầu an, cầu con cái (Nguồn ảnh: BongngoMario) 

Du khách có thể đến đây để cầu an, cầu con cái (Nguồn ảnh: BongngoMario) 

Động m Phủ

Động m Phủ nằm dưới chân ngọn Thủy Sơn, là hang động dài và rộng nhất Thủy Sơn ẩn chứa nhiều ẩn tích, gợi trí tò mò về chốn âm ti. Tương truyền, khi vua Minh Mạng du ngoạn tới Ngũ Hành Sơn đã cảm nhận được sự u ám, lạnh lẽo và sâu hun hút của hang động này nên đã đặt tên là động m Phủ, về sau, dựa trên nguyên lý nhà Phật, người ta đã tái hiện chân thật những hình ảnh nơi thế giới bên kia, nhằm răn dạy con người năng làm việc thiện, tránh xa điều ác.

Du khách cần đi qua cầu m Dương bắc qua sông Nại Hà để tiến vào khám phá hang động: một ngả lên trời nơi có ánh sáng chiếu vào lung linh huyền ảo, một ngả xuống địa ngục âm u, lạnh lẽo. Đường đi xuống địa ngục là một lối đi hẹp, dốc, được tái hiện rất chân thật qua các bức tượng, bức phù điêu hai bên đường. Đặc biệt, đi đến cuối hang động, du khách sẽ được tham quan ngục A Tỳ, nơi gắn liền với Phật tích Mục Kiều Liên cứu mẹ. 

Ngục A Tỳ với những bức tượng được mô phỏng như thật

Ngục A Tỳ với những bức tượng được mô phỏng như thật 

2. Núi Hỏa Sơn

Vị trí: Phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng 

Núi Hỏa Sơn nằm ở phía Tây Nam, gồm 2 ngọn nằm tách biệt, mỗi ngọn ngả về một hướng khác nhau, nên được đặt tên là m Hỏa Sơn và Dương Hỏa Sơn. Hai ngọn núi được nối bằng 1 con đường đá thiên tạo nhô cao, nơi xây dựng chùa Ứng Thiên, một địa điểm tâm linh linh thiêng của người dân Đà Nẵng. 

m Hỏa Sơn

m Hỏa Sơn nằm ở nằm phía Đông, gần đường Lê Văn Hiến, ở mỏm núi có 2 hang động thông từ sườn phía nam ra sườn phía bắc được người dân địa phương dùng làm lối đi đến các hòn Kim Sơn và Thổ Sơn. Ở dưới chân núi có một tảng đá khắc 6 chữ: Phổ Đà Sơn Quan m điện vì khi xưa có điện thờ Quan Thế m Bồ Tát, bởi lẽ đó nên nơi đây còn có tên gọi là “Phổ Đà Sơn”

Dương Hỏa Sơn

Dương Hỏa Sơn nằm ở phía tây m Hỏa Sơn, còn có tên gọi là núi Ông Chài. Dưới chân hòn Dương Hỏa Sơn có ngôi miếu cổ Ông Chài nhìn ra phía sông Cổ Cò, hiện đã đổ nát. Du khách khi đến Dương Hỏa Sơn, đừng quên ghé qua thăm hai di tích: chùa Linh Sơn và động Huyền Vi.

Chùa Linh Sơn được xây dựng vào thế kỷ 17, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử và được trùng tu nhiều lần, mang đậm dấu ấn kiến trúc Phật giáo Việt Nam với những mái ngói cong cong, những bức tượng Phật uy nghi và nhiều chi tiết trang trí tinh xảo. Động Huyền Vi nằm phía sau chùa Linh Sơn, là một tuyệt tác được thiên nhiên ban tặng cho ngọn Dương Hỏa Sơn với vẻ đẹp huyền bí, trầm lặng.

Âm Hỏa Sơn và Dương Hỏa Sơn nhìn từ xa (Nguồn ảnh: Dichoidanang.com)

Âm Hỏa Sơn và Dương Hỏa Sơn nhìn từ xa (Nguồn ảnh: Dichoidanang.com) 

Chùa Linh Sơn trên ngọn núi Hỏa Sơn (Nguồn ảnh: Mia.vn) 

Chùa Linh Sơn trên ngọn núi Hỏa Sơn (Nguồn ảnh: Mia.vn)

3. Núi Mộc Sơn

Vị trí: Phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng 

Núi Mộc Sơn ở phía Đông Nam, nằm song song với núi Thủy Sơn. Dù mang tên là "mộc" nhưng ở đây có rất ít cây cối và cũng không có ngôi chùa hay đình, đền, miếu mạo nào nên không được chú trọng khai thác du lịch. Tương truyền rằng, nơi đây xưa kia cũng là một ngọn núi kỳ vĩ, với sườn núi dựng đứng, phía trên, đỉnh núi bị cắt xẻ như trống của một con gà, vì vậy nó còn có tên gọi là núi Mo Ga. 

Hình ảnh ngọn Mộc Sơn nhìn từ xa. (Nguồn ảnh: Letravel.vn)

Hình ảnh ngọn Mộc Sơn nhìn từ xa. (Nguồn ảnh: Letravel.vn) 

4. Núi Thổ Sơn

Vị trí: Phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng 

Thổ Sơn còn được gọi với tên là núi đá chồng, nằm ở phía Tây Bắc của quần thể Ngũ Hành Sơn. Đây là ngọn núi đất, thấp nhất trong năm ngọn núi, nhưng cũng là ngọn núi dài nhất, nhìn từ xa trông núi Thổ Sơn như con rồng nằm dài trên bãi cát. Núi có hai tầng lô nhô những khối đá trên đỉnh, đặc biệt là ở sườn phía Đông, bên sườn phía Bắc thì núi dốc hơn, có những vách đá cheo leo, dựng đứng. 

Hang Bồ Đề - Địa đạo núi đá chồng

Ở phía Đông của Thổ Sơn là hang Bồ Đề, sâu khoảng 20 mét, có lối vào rất hẹp theo hình chữ M rộng đủ một người lách qua, ngay giữa hang động có đường thông lên cao giúp đón không khí vào trong.  Đây là một địa điểm có ý nghĩa lịch sử, khi xưa, đây là một địa đạo tự nhiên, được các chiến sĩ cách mạng tận dụng làm nơi ẩn náu vào thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Chùa Long Hoa

Chùa Long Hoa được xây dựng từ 2011, hơn một thập kỷ qua, ngôi chùa đã được tu sửa nhiều lần và trở thành một điểm đến tâm linh hấp dẫn du khách và người dân địa phương. Chùa có khuôn viên khá rộng, khu vực chánh điện với các pho tượng Phật được bài trí đơn giản những vẫn giữ được nét thanh tịnh, trang nghiêm vốn có. Đặc biệt, phía sau ngôi chùa được xây dựng một khu vườn mang phong cách Nhật Bản với hồ cá koi, hoa anh đào… rất thơ mộng, du khách đừng quên ghé thăm và lưu lại những tấm hình check-in tại đây.

Chùa Long Hoa còn được biết đến với nhiều hoạt động dành cho các phật tử trên khắp mọi miền tổ quốc, có thể kể đến như chương trình tu học diễn ra vào sáng chủ nhật hàng tuần với các hoạt động thiền tập, pháp thoại hay các khóa tu mùa hè dành cho các khóa sinh có mong muốn tìm hiểu về Phật pháp…

Chùa Huệ Quang

Chùa Huệ Quang cũng là một ngôi chùa linh thiêng nằm trong quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn. Nơi đây, sư trụ trì cùng các phật tử thường xuyên tổ chức các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, đây cũng là nơi diễn ra các khóa tu mùa hè và lễ hằng thuận cho các cặp vợ chồng. 

Chùa Huệ Quang tổ chức chương trình hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn. (Nguồn ảnh: Giacngo.vn)

Chùa Huệ Quang tổ chức chương trình hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn. (Nguồn ảnh: Giacngo.vn) 

Lễ hằng thuận tại chùa Huệ Quang. (Nguồn ảnh: Phatgiaodanang.vn) 

Lễ hằng thuận tại chùa Huệ Quang. (Nguồn ảnh: Phatgiaodanang.vn) 

5. Núi Kim Sơn

Vị trí: Phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng 

Kim Sơn nằm ở phía đông nam, bên bờ sông Cổ Cô, nằm giữa Hỏa Sơn và Thổ Sơn. Nhìn từ xa, núi Kim Sơn như một quả chuông khổng lồ úp ngược xuống lòng đất. Trên đỉnh ngọn Kim Sơn, có một hòn đá nhô lên cao được gọi là hòn Phật, mũi đá nhọn được gọi là Kim Vọng. Ghé thăm ngọn Kim Sơn, du khách không thể bỏ lỡ khám phá động Quan m và chùa Quan Thế m. 

Động Quan m

Động Quan m nằm xoáy sâu trong lòng núi Kim Sơn, là một hang động dài hơn 50m, rộng gần 10m và cao khoảng 10-15m, có nhiều nhũ đá với hình thù đặc biệt. Được phát hiện từ 1950, đến nay, động Quan m vẫn là một địa điểm thu hút khách du lịch. 

Động Quan m kín hơn, không thoáng như các hang động khác tại Ngũ Hành Sơn, vừa bước vào hang động, du khách sẽ choáng ngợp bởi vẻ đẹp của những phiến thạch nhũ độc đáo với nhiều hình dạng khác nhau. Đặc biệt, phải kể đến những lớp thạch nhũ tại đây tạo nên một tượng Quán Thế m độc đáo - tuyệt tác của tự nhiên, đẹp như được những bàn tay nghệ nhân tạc nên, có lẽ chính vì điều này mà hang động có tên là động Quan m.

Bức tượng Quan Thế m tuyệt tác thiên nhiên ban tặng tại động Quan Thế m. (Nguồn ảnh:baophapluat)

Bức tượng Quan Thế m tuyệt tác thiên nhiên ban tặng tại động Quan Thế m. (Nguồn ảnh:baophapluat) 

Chùa Quan Thế m

Ngoài ra, núi Kim Sơn còn có chùa Quan Thế m được xây dựng vào năm 1957 dựa trên giấc mộng của cố Hòa thượng Thích Pháp Nhãn, có địa thế “nhìn sông, dựa núi” với diện tích khoảng hơn 30.000m2. Đến với chùa Quan m, du khách có thể đảnh lễ dưới bức tượng Quan Thế m lộ thiên bằng chất liệu pha lê, cao đến 25m. Ngoài ra, chùa còn có Pháp Hội Đường, nơi lưu giữ nhiều bảo vật Phật Giáo của Việt Nam. 

Vào 19 tháng 2 âm lịch hàng năm, nơi đây sẽ diễn ra Lễ hội Quan Thế m trong 3 ngày - một trong các lễ hội tín ngưỡng lớn nhất của người dân Đà Nẵng. Ghé thăm chùa Quán Thế m vào dịp này, du khách sẽ được trải nghiệm các buổi lễ như: lễ khai kinh, lễ thuyết giảng về Bồ Tát Quán Thế m, lễ rước tượng Quan Thế m… và các hoạt động giải trí trong phần hội như: đua thuyền, thi cờ, hát dân ca…

Khuôn viên chùa Quan Thế m tại Ngũ Hành Sơn. (Nguồn ảnh: Vinpearl)

Khuôn viên chùa Quan Thế m tại Ngũ Hành Sơn. (Nguồn ảnh: Vinpearl) 

Lễ hội Quan Thế m tại chùa Quan Thế m thu hút đông đảo các thiện nam, tín nữ từ khắp nơi trên Tổ quốc (Nguồn ảnh: Vinpearl) 

Lễ hội Quan Thế m tại chùa Quan Thế m thu hút đông đảo các thiện nam, tín nữ từ khắp nơi trên Tổ quốc (Nguồn ảnh: Vinpearl) 

Vé tham quan Ngũ Hành Sơn

Ngoài tìm hiểu những địa điểm thú vị tại Ngũ Hành Sơn, chắc hẳn nhiều du khách cũng tự hỏi tham quan Ngũ Hành Sơn có mất vé không. Hiện tại, ban quản lý di tích chỉ thu phí tham quan duy nhất tại Thủy Sơn, thông tin chi tiết du khách có thể tham khảo ở bảng sau: 

Đối tượng

Vé Ngũ Hành Sơn

Vé động m Phủ

Vé thang máy

Người lớn

40.000 VNĐ

20.000 VNĐ

15.000 VNĐ

HSSV

10.000 VNĐ

7.000 VNĐ

15.000 VNĐ

Ghé thăm Ngũ Hành Sơn, du khách chỉ cần mua vé tham quan Thủy Sơn . (Nguồn ảnh: Vietfuntravel.com)

Ghé thăm Ngũ Hành Sơn, du khách chỉ cần mua vé tham quan Thủy Sơn . (Nguồn ảnh: Vietfuntravel.com) 

Kinh nghiệm đi Ngũ Hành Sơn cho khách du lịch

Nếu du khách muốn ghé thăm Ngũ Hành Sơn mà chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy cùng Sun World tìm hiểu một số kinh nghiệm du lịch Ngũ Hành Sơn để có một hành trình đáng nhớ tại nơi đây!

Mang theo đồ ăn nhẹ khi tham quan Ngũ Hành Sơn

Quần thể Ngũ Hành Sơn có quy mô rộng, các điểm tham quan thuộc danh thắng Ngũ Hành Sơn nằm cách xa nhau, để tham quan hết các điểm, du khách cần leo dốc nhiều trên đường đi nên mất khá nhiều sức. Trong danh thắng Ngũ Hành Sơn cũng có các quầy hàng nhỏ, tuy nhiên họ chỉ bán nước và không phục vụ đồ ăn, vì vậy, du khách cần chủ động mang theo đồ ăn nhẹ như bánh mì ăn liền, sữa, hay lương khô… để có thêm năng lượng khám phá quần thể Ngũ Hành Sơn.

Du khách nên tự chuẩn bị đồ ăn nhẹ để tiếp thêm năng lượng

Du khách nên tự chuẩn bị đồ ăn nhẹ để tiếp thêm năng lượng 

Tham quan các hang động từ 10h00 - trước 15h00 

Thời điểm thích hợp nhất để du khách ghé thăm và chụp ảnh check-in tại các hang động ở Ngũ Hành Sơn là khoảng từ 10h00 đến trước 15h00 chiều. Vì đây là thời điểm mặt trời lên cao, ánh nắng chiếu xuyên qua các khe hở ở hang động tạo nên hiệu ứng ánh sáng rất đẹp mắt. Du khách nên tranh thủ thời gian này để có được nhiều bức hình đẹp. 

Hiệu ứng ánh sáng đẹp mắt tại các hang động tại Ngũ Hành Sơn

Hiệu ứng ánh sáng đẹp mắt tại các hang động tại Ngũ Hành Sơn

Mặc trang phục thoải mái và có khả năng chống nắng

Ghé thăm Ngũ Hành Sơn, việc lựa chọn trang phục thoải mái là rất quan trọng vì nơi đây có diện tích lớn, du khách cần đi qua nhiều bậc thang dốc, khó đi để tham quan hết các địa điểm tại đây. Nếu lựa chọn mặc váy dài,những trang phục có chất liệu dày hay ôm sát sẽ khiến du khách khó di chuyển,nóng bức dễ gây mệt mỏi, thay vào đó, du khách nên lựa chọn trang phục thoải mái với chất liệu cotton, linen thấm hút mồ hôi tốt. 

Ngoài ra, lên trên đỉnh núi khá nắng, đặc biệt vào buổi trưa, chỉ số tia UV khá cao, du khách nên chuẩn bị sẵn trang phục chống nắng và ô, mũ để tránh nắng. Đừng quên thoa kem chống nắng để bảo vệ làn da của mình, mong rằng những gợi ý vừa rồi đã giúp du khách đưa ra lựa chọn đi Ngũ Hành Sơn nên mặc gì.

Du khách nên lựa chọn trang phục thoải mái để dễ vận động. (Nguồn ảnh: Phuot3mien)

Du khách nên lựa chọn trang phục thoải mái để dễ vận động. (Nguồn ảnh: Phuot3mien) 

Tham khảo danh sách quán ăn ngon gần Ngũ Hành Sơn

Xung quanh quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn có rất nhiều quán ăn ngon, chỉ cách quần thể khoảng 1-2km, thuận tiện để du khách ghé chân thưởng thức đặc sản nơi đây. Cùng khám phá 10 quán ăn ngon gần Ngũ Hành Sơn ngay sau đây: 

Quán

Thông tin chung

Mì quảng Bà Vị 

36-mi-quang-ba-vi.jpg

Vị trí: 60 Ngũ Hành Sơn, Bắc Mỹ Phú, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Giá: 22.000 VNĐ - 30.000 VNĐ

Giờ phục vụ: 6h00 - 21h00

Mô hình ẩm thực: Phục vụ mì Quảng thơm ngon với đa dạng topping như tôm, thịt, ếch… 

Mountain View Coffee & Food 

37-mountain-view-coffee-food.jpg

Vị trí: 128 Huyền Trân Công Chúa, Hoà Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng 

Giá: 20.000 VNĐ - 100.000 VNĐ

Giờ phục vụ: 

Mô hình ẩm thực: Phục vụ các món cơm rang, mì xào với đa dạng nguyên liệu như thịt bò, hải sản… cùng các loại nước ép tươi mát, cà phê thơm ngon.

Bánh canh mợ Tèo 2

38-banh-canh-mo-teo-2.jpg

Vị trí: 151 Ngũ Hành Sơn, P. Bắc Mỹ An,  Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Giá: 10.000 VNĐ - 60.000 VNĐ

Giờ phục vụ: 6h00 - 21h00

Mô hình ẩm thực: Quán ăn bình dân phục vụ bánh canh với nhiều topping đa dạng như cá lóc, ghẹ, chả cá, tôm.

Hải sản phố- Võ Nguyên Giáp

39-hai-san-pho-vo-nguyen-giap.jpg

Vị trí:  51 Võ Nguyên Giáp, Bắc Mỹ An, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Giá: 50.000 VNĐ - 130.000 VNĐ

Giờ phục vụ: 10h00 - 23h00

Mô hình ẩm thực: Nhà hàng phục vụ các món hải sản tươi sống, được chế biến thơm ngon như ghẹ rang, ốc hương nướng, tôm hấp bia…

Nhà hàng Việt Xưa – Trần Bạch Đằng

40-nha-hang-viet-xua.jpg

Vị trí: Số 140 Trần Bạch Đằng, P. Bắc Mỹ Phú, Q. Ngũ Hành Sơn

Giá: 150.000 VNĐ - 250.000 VNĐ

Giờ phục vụ: 6h00 - 23h30

Mô hình ẩm thực: Nhà hàng phục vụ các món ăn tinh hoa ẩm thực Việt đa dạng như canh cua, cá kho tộ, thịt kho tàu…

Cicilia Restaurant

41-cicilia-restaurant.jpg

Vị trí: 6 – 10 Đỗ Bá, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

Giá: 50.000 VNĐ - 300.000 VNĐ

Giờ phục vụ: 8h00 - 21h00

Mô hình ẩm thực: Nhà hàng phục vụ các món ăn đa dạng các món ăn Á - u: phở cuốn, cơm rang, pizza, buffet BBQ, trà chiều…

Nhậu Zô – Cocobay Đà Nẵng

42-nhau-zo.jpg

Vị trí:  Tổ hợp Cocobay, Đường Trường Sa, P. Hoà Hải, Q. Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Giá: 50.000 VNĐ - 300.000 VNĐ

Giờ phục vụ: 11h00 - 1h00 sáng hôm sau

Mô hình ẩm thực: Phục vụ các loại bia tươi hấp dẫn cùng các món nhậu đa dạng như gà chiên mắm, gỏi ếch rau dăm, hải sản đủ món…

Bánh bèo nóng – Ngũ Hành Sơn

43-banh-beo-nong.jpg

Vị trí:  182 Ngũ Hành Sơn, P. Bắc Mỹ Phú, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Giá: 5.000 VNĐ - 10.000 VNĐ

Giờ phục vụ: 8h00 - 16h30 

Mô hình ẩm thực: Phục vụ bánh bèo nóng với nhân tôm, thịt ăn kèm nước chấm, hành phi thơm ngon.

SC Restaurant & Bar

44-sc-restaurant-bar.png

Vị trí:  178 Mộc Sơn 5, Hoà Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng 

Giá: 50.000 VNĐ - 100.000 VNĐ

Giờ phục vụ: 8h00 - 21h00

Mô hình ẩm thực: Nhà hàng phục vụ các món ăn Việt Nam như phở, cơm rang và các món Ý và Pháp như spaghetti, burger, pizza, pasta… cùng quầy bar phục vụ đa dạng đồ uống như sinh tố, nước ép…

Ngũ Hành Sơn không chỉ là một quần thể núi đá vôi độc đáo, đẹp mắt mà còn là một địa điểm mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa. Mong rằng, qua bài viết vừa rồi, du khách đã có cho mình những thông tin quan trọng về địa điểm này cũng như kinh nghiệm khi ghé thăm nơi đây. 

Sau khi tham quan tại Ngũ Hành Sơn, du khách có thể trở về thành phố Đà Nẵng để vui chơi tại Sun World để trải nghiệm các trò chơi thú vị và các chương trình nghệ thuật độc đáo. Liên hệ ngay với Sun World để đặt vé và được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn,

SUN WORLD
17 quán mì Quảng Đà Nẵng nhất định phải thử & review thực tế
Bà Nà Hills
15/06/2024
Mì Quảng là một trong những món ăn mang hương vị đặc trưng của ẩm thực miền Trung.
SUN WORLD
U là trời ăn thả ga Buffet Xứ Rồng không giới hạn chỉ từ 200k ngay tại Dragon Park! Tin được không? Tin được không!!!>> Chỉ với 200.000vnđ/trẻ em và 250.000vnđ/người lớn, bạn đã được thiết đãi không giới hạn: Bữa trưa thịnh soạn với 60+++ món ăn tươi ngon đa dạng tại Nhà hàng Dragon’s Food Temple. “Đã cái nư” với ẩm thực trên rừng dưới biển, từ đồ chiên nướng thơm nức mũi đến hải sản...
SUN WORLD
Trên hành trình khám phá đảo ngọc Cát Bà, du khách sẽ lạc vào chốn non nước hữu tình với những bãi cát trắng trải dài, dãy núi đá vôi sừng sững, mảng rừng nguyên sinh xanh ngát hay mặt nước trong veo phản chiếu ánh nắng vàng ươm. Tất cả đã phác họa sâu sắc hình ảnh của một di sản thiên nhiên thế giới tọa lạc tách biệt...
SUN WORLD
Quảng trường Sun Carnival Hạ Long (Quảng trường Mặt Trời) là quảng trường biển có quy mô bậc nhất thành phố Hạ Long.
SUN WORLD
Danh sách 25+ món ăn ngon ở Sa Pa mà bạn có thể thưởng thức khi tới đây.
SUN WORLD
U là trời ăn thả ga Buffet Xứ Rồng không giới hạn chỉ từ 200k ngay tại Dragon Park! Tin được không? Tin được không!!!>> Chỉ với 200.000vnđ/trẻ em và 250.000vnđ/người lớn, bạn đã được thiết đãi không giới hạn: Bữa trưa thịnh soạn với 60+++ món ăn tươi ngon đa dạng tại Nhà hàng Dragon’s Food Temple. “Đã cái nư” với ẩm thực trên rừng dưới biển, từ đồ chiên nướng thơm nức mũi đến hải sản...