Những cây cầu với thiết kế độc đáo đã trở thành biểu tượng không thể tách rời của Đà Nẵng - thành phố đáng sống nhất Việt Nam. Vậy đâu là các cây cầu ở Đà Nẵng đang được khách du lịch săn đón nhất? Những cây cầu này có gì đặc biệt để trở thành địa điểm check-in hấp dẫn đối với du khách khi đến Đà thành? Bài viết dưới đây của Sun World đã giúp bạn giải đáp, cùng tìm hiểu ngay nhé!
TOP 9 cây cầu ở Đà Nẵng - Biểu tượng của sự kết nối
Cầu Vàng (Cầu bàn tay) - Kỳ quan mới của thế giới
1- Thông tin chung
Cầu Vàng hay còn hay được gọi với cái tên “cầu bàn tay” tọa lạc tại quần thể du lịch nghỉ dưỡng kết hợp vui chơi giải trí Sun World Ba Na Hills trên độ cao hơn 1400m, được khởi công xây dựng vào tháng 7/2017 và chính thức đón những vị khách đầu tiên từ tháng 6/2018.
Sau khi ra mắt, Cầu Vàng đã mang đến “cú nổ” truyền thông với hơn 19 triệu lượt xem/tháng tại Amazing Things in Vietnam - fanpage chuyên quảng bá du lịch Việt Nam. Chỉ trong 1 tháng mở cửa, các hãng thông tấn lớn trên thế giới cũng có những bài viết khai khác về vị trí, thiết kế độc đáo của cây cầu này. Không những thế, Cầu Vàng còn được vinh danh với các giải thưởng như:
- Top 100 điểm đến tuyệt vời nhất thế giới 2018 do tạp chí TIME bầu chọn.
- Cây cầu du lịch biểu tượng hàng đầu thế giới tại lễ trao giải World Travel Award 2020, 2021, 2022 và 2023.
- Top 5 giải thưởng đặc biệt của năm của The Guide Awards 2018.
Show diễn thời trang Fashion Voyage được tổ chức tại Cầu Vàng vào năm 2018 (Nguồn: vnexpress.net)[/caption]
2- Thiết kế đặc biệt
Cầu Vàng gồm có 8 nhịp, 7 trụ, 2 mố với tổng chiều dài 150m và bề rộng 5m. Trong đó, kết cấu móng trụ được làm từ bê tông cốt thép, chân nhện và trụ cầu được xây dựng từ thép ống. Còn kết cấu 8 nhịp của cầu được làm từ chất liệu dầm thép chữ I, vỏ cầu làm từ ốp thép tấm sơn nhũ vàng, mặt cầu làm từ gỗ kiền kiền tự nhiên và lan can được làm từ inox mạ titan vàng bóng.
Đôi bàn tay phủ rêu phong cổ kính chính là điểm nhấn giúp Cầu Vàng thu hút sự chú ý của truyền thông thế giới. Với ý tưởng “đôi tay thần núi nâng đỡ dải lụa vàng”, các kiến trúc sư và đội ngũ thi công đã khiến giới chuyên môn trầm trồ khi chỉ sử dụng thép hình ống và lưới thép đắp vữa theming để tái hiện nét thô ráp và màu sắc của núi đá Bà Nà.
>>> Tìm hiểu thêm về những nét đặc biệt của Cầu Vàng trong bài viết Cầu Vàng xây dựng năm nào? Những câu chuyện thú vị sau cây cầu nổi danh thế giới
Cầu Vàng rộng 5m và dài 150m, nằm uốn cong trên sườn núi Bà Nà (Nguồn: baolamdong.vn)
Thiết kế đặc biệt của Cầu Vàng tại Sun World Ba Na Hills (Nguồn: dulich.laodong.vn)
3- Kinh nghiệm tham quan
Để tham quan Cầu Vàng, bạn hãy mua vé vào cổng Sun World Ba Na Hills tại https://banahills.sunworld.vn/. Giá vé sẽ có mức dao động trung bình từ 600.000 đến 900.000 VNĐ đối với người lớn và 500.000 đến 750.00 VNĐ đối với trẻ em.
Thời điểm đẹp nhất để check-in Cầu Vàng là từ 6h30 - 8h30 hoặc 17h00 - 17h30 vì ánh sáng đẹp và không quá đông khách du lịch. Bạn nên chụp chế độ góc rộng để thu được cả cảnh trời, cảnh vật, đặc biệt là đôi bàn tay biểu tượng của Cầu Vàng.
Sương mù lúc sáng sớm làm cho khung cảnh xung quanh Cầu Vàng cực thơ mộng (Nguồn: sacotravel.com)
Background lung linh khi check in tại Cầu Vàng vào lúc hoàng hôn (Nguồn: ticotravel.com.vn)
Nhất định phải check-in với “bàn tay thần núi” - Biểu tượng của Cầu Vàng (Nguồn: Du lịch miền Trung)
Sau khi check in tại Cầu Vàng, bạn có thể kết hợp tham quan thêm các địa điểm lân cận như:
- Le Jardin D’Amour
- Hầm rượu Debay
- Chùa Linh Ứng
Một số điểm tham quan gần Cầu Vàng du khách có thể ghé thăm
Cầu Rồng - Biểu tượng du lịch và thịnh vượng
1- Thông tin chung
Cầu Rồng tọa lạc trên đường Nguyễn Văn Linh, quận Hải Châu, Đà Nẵng là con đường ngắn nhất kết nối các khu du lịch cao cấp ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc với sân bay quốc tế Đà Nẵng.
Cầu Rồng Đà Nẵng được khởi công xây dựng vào tháng 7/2009 và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 3/2013. Phương án thiết kế cầu Rồng là do công ty tư vấn Louis Berger Group Inc - đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ phát triển kinh tế kỹ thuật, kiến trúc, quy hoạch… có trụ sở tại tại Morristown, New Jersey đảm nhiệm.
Sau khi khánh thành, cầu Rồng không chỉ trở thành công trình giao thông quan trọng nối trung tâm thành phố với sân bay quốc tế, mà còn là biểu tượng kiến trúc và du lịch - niềm tự hào của thành phố Đà Nẵng.
Toàn cảnh cầu Rồng khi nhìn từ trên cao (Nguồn: ivivu.com)
2- Thiết kế đặc biệt
Cầu Rồng có 5 nhịp chính, 3 nhịp dẫn, tổng chiều dài 666m, chiều rộng 37,5m với tổng cộng 6 làn xe chạy và 2 làn đường dành cho người đi bộ. Kết cấu nhịp thép hình rồng trên cầu dài 568m, nặng gần 9.000 tấn. Cầu có 34 đốt dầm với khoảng 3.500 tấn thép cường độ cao được nhập khẩu hoàn toàn từ Hàn Quốc.
Thiết kế mô phỏng hình dáng con rồng uốn lượn là điểm nhấn giúp cây cầu trở thành một biểu tượng công trình kiến trúc và văn hóa hàng đầu của thành phố Đà Nẵng. Thiết kế này cũng đã được Hiệp hội Cầu đường thế giới công nhận là một trong những công trình có kiến trúc độc đáo, mới lạ.
Đặc biệt, tại miệng rồng đã được lắp đặt hệ thống phun lửa (do Công ty TNHH Sản xuất- Thương mại - Dịch vụ Anh Hoàng và Công ty TNHH Điện tử Philips Việt Nam) và hệ thống phun nước (do Kỹ sư Phan Đình Phương) nghiên cứu.
3- Kinh nghiệm tham quan
Để chiêm ngưỡng Cầu Rồng phun lửa, phun nước, bạn nên đến cầu (hướng đường Trần Hưng Đạo, quận Sơn Trà) vào 21h00 tối thứ 7, chủ nhật hằng tuần và các ngày lễ lớn.
Cầu Rồng phun lửa vào 9h tối thứ 7, chủ nhật hàng tuần và các ngày lễ lớn (Nguồn: happy.vietnam.vn)
Nếu muốn đi dạo hoặc chụp ảnh check-in trên Cầu Rồng, bạn có thể gửi xe ở hai bên vỉa hè sông Hàn, phí gửi từ 5.000 đến 10.000 VNĐ/xe.
Lưu ý: Du khách chỉ di chuyển trên tuyến đường dành cho người đi bộ khi check-in trên Cầu Vàng, tránh dừng xe hoặc đỗ xe trên cầu gây ảnh hưởng đến giao thông.
Bạn nên chụp ảnh với cầu Rồng ở gốc đầu con rồng (Nguồn: digiticket.vn)
Bạn có thể đứng ở cầu Tình yêu để chụp ảnh cùng với toàn thân cầu Rồng (Nguồn: ik.imagekit.io)
Xung quanh cầu Rồng cũng có rất nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng như:
- Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng
- Chợ Hàn
- Công viên APEC
- Chợ đêm Sơn Trà
Một số điểm tham quan nổi tiếng quanh cầu Rồng
Cầu quay Sông Hàn - Cầu quay đầu tiên của Việt Nam
1- Thông tin chung
Cầu Sông Hàn là cây cầu xoay đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế, thi công và là cây cầu xoay duy nhất tại Việt Nam. Cầu là điểm kết nối đường Lê Duẩn với đường Phạm Văn Đồng - 2 trục đường chính của thành phố. Cầu Sông Hàn được bắt đầu xây dựng vào 09/1998 và khánh thành vào 03/2000, 100% nguồn vốn xây dựng từ tiền đóng góp của người dân Đà Nẵng.
Toàn cảnh cây cầu Sông Hàn - niềm tự hào của người dân thành phố Đà Nẵng (Nguồn: moitruongvadothi.vn)
Sau 5 năm chính thức đi vào hoạt động, cây cầu đã giúp người dân ở quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn có thể di chuyển một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn. Không những thế, khu vực đô thị phía Đông cũng được đầu tư để phát triển du lịch nhằm thúc đẩy kinh tế thành phố tăng trưởng mạnh mẽ. Kết quả là đến năm 2022, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn đã tăng 14,05% so với năm 2021 trước đó.
2- Thiết kế đặc biệt
Cầu Sông Hàn được xây dựng với chiều dài lên đến 487,7m và rộng 12,9m. Cầu bao gồm gồm 11 nhịp và mỗi nhịp dài 33m. Về thiết kế, cầu Sông Hàn nổi tiếng với kiến trúc độc đáo với khả năng quay 90 độ quanh trục nằm dọc để tạo lối đi cho các tàu thuyền lớn đi qua. Ngoài ra, cầu còn được trang bị hệ thống đèn LED nhằm chiếu sáng và tạo hiệu ứng ánh sáng để làm nổi bật cây cầu vào ban đêm.
Hệ thống đèn LED giúp cầu sông Hàn trở nên nổi bật hơn vào ban đêm (Nguồn: vntrip.vn)
3- Kinh nghiệm tham quan
Trục giữa cầu Sông Hàn sẽ quay vào 23h00 thứ 7 và chủ nhật hàng tuần hoặc 1h00 sáng vào các ngày từ thứ 2 đến thứ 6. Để ngắm toàn cảnh cầu Sông Hàn, bạn có thể đến các quán cafe trên tòa nhà cao tầng gần cây cầu hoặc tham gia tour du thuyền du ngoạn dọc sông Hàn.
Bạn có thể ngắm toàn cảnh cầu Sông Hàn quay ở những tòa nhà cao tầng hai bên bờ sông (Nguồn: static.vinwonders.com)
Bạn có thể mua vé đi thuyền để ngắm cầu Sông Hàn và khung cảnh thành phố hai bên bờ (Nguồn: Internet)[/caption]
Xung quanh cầu Sông Hàn cũng có rất nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng như:
- Cảng Sông Hàn
- Chợ Hàn
Du khách có thể ghé thăm chợ Hàn và cảng sông Hàn
Cầu Trần Thị Lý - Cầu dây văng đầu tiên tại Việt Nam
1- Thông tin chung
Cầu Trần Thị Lý là cây cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam, tọa lạc tại ngã tư đường 02-09 và Duy Tân, kết nối quận Hải Châu với quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn.
Cầu Trần Thị Lý ban đầu là cầu đường sắt do người Pháp xây dựng vào năm 1950 và được đặt tên là Lattre de Tassigny. Đến tháng 4/2009, cây cầu được thành phố Đà Nẵng khởi công xây dựng lại và đổi tên theo nhà hoạt động cách mạng Trần Thị Lý để tưởng nhớ, tôn vinh người. Sau gần 4 năm, cây cầu đã được khánh thành vào 3/2013.
Cầu Trần Thị Lý được đặt tên theo nhà hoạt động cách mạng cùng tên (Nguồn: vinwonders.com)
Cầu Trần Thị Lý có chiều dài lên đến 731m, gối trụ cầu nặng tới 3,2 tấn cùng phần tháp trụ nghiêng 120 độ. Về thiết kế, cây cầu sở hữu kiểu dáng khá đặc biệt với phần dây văng được ví như cánh buồm ra khơi, mang theo khát khao của người dân thành phố biển.
Phần dây văng của cây cầu có hình dáng như cánh buồm đang ra khơi (Nguồn: vietnammoi.vn)
3- Kinh nghiệm tham quan
Lối đi xuống bờ sông Hàn trên cầu Trần Thị Lý là địa điểm check-in lý tưởng khi đến tham quan vào ban ngày, đặc biệt là thời điểm hoàng hôn. Nếu muốn ngắm trọn vẹn vẻ đẹp của cầu Trần Thị Lý hoặc “săn” khoảnh khắc cây cầu lên đèn, bạn có thể dừng chân tại bãi cỏ công viên Nguyễn Văn Trỗi phía bên kia cầu.
Bạn nên check in cùng cầu Trần Thị Lý vào lúc hoàng hôn (Nguồn: bloganchoi.com)
Góc check-in với dây văng độc đáo trên cầu Trần Thị Lý (Nguồn: vietsentravel)
Để đi lên cầu và check in, bạn có thể đỗ xe ở hai bên bờ sông hoặc dưới gầm cầu vì tại đây không có chỗ giữ xe. Nhưng để đảm bảo an toàn, bạn nên gửi nhờ xe tại các quán ăn, quán cafe gần đó.
Sau khi tham quan và check in tại cầu Trần Thị Lý, bạn có thể ghé đến các địa điểm vui chơi nổi tiếng khác gần đó như:
- Công viên Bắc Tượng đài 2 tháng 9.
- Sun World Asia Park.
- Công viên Cung Thiếu nhi Đà Nẵng.
- Cầu Nguyễn Văn Trỗi.
Các địa điểm vui chơi nổi tiếng gần cầu Trần Thị Lý
5. Cầu Tình yêu - Điểm đến lãng mạn bên sông Hàn
1- Thông tin chung
Cầu Tình yêu là cầu đi bộ tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo, nằm giữa cầu Sông Hàn và cầu Rồng, vốn được chủ đầu tư DHC - Marina xây dựng để làm bến đỗ du thuyền. Sau khi khánh thành (05/2015), cây cầu nhanh chóng thu hút du khách và người dân thành phố đến check-in vì những chùm đèn hình trái tim đỏ rực và câu chuyện ổ khóa tình yêu lấy cảm hứng từ nhiều cây cầu nổi tiếng trên thế giới như Ponts des Arts, Luzhkov, Hohenzollern…
Cầu Tình yêu khi nhìn từ trên cao (Nguồn: otadi.com)
2- Thiết kế đặc biệt
Cầu Tình yêu có thiết kế hình vòng cung với phần lan can được trang trí họa tiết sóng biển và cá chép hóa rồng cách điệu, mềm mại và lãng mạn. Cầu có chiều dài 68m, chiều rộng 6m, trên cầu có những khoảng rộng - hẹp đan xen để giúp du khách lên xuống du thuyền.
Các cột đèn chùm hình trái tim góp phần làm tăng thêm vẻ lãng mạn cho cầu Tình yêu (Nguồn: Grand Tourane)
>>> Để tìm hiểu thêm những điểm thú vị về cây cầu này, bạn đọc có thể tham khảo bài viết cầu Tình Yêu ở Đà Nẵng - Biểu tượng lãng mạn bên sông Hàn.
3- Kinh nghiệm tham quan
Đến tham quan cầu Tình yêu, du khách hãy thử check-in tại 3 góc chụp biểu tượng (cột lồng đèn hình trái tim, biểu tượng cá chép hóa rồng và nhà hàng du thuyền DHC Marina), cùng người mình yêu treo ổ khóa hẹn ước, trải nghiệm khám phá sông Hàn bằng du thuyền hay ngắm cầu Rồng phun lửa, phun nước vào 21h00 tối thứ 7, chủ nhật hàng tuần.
Những góc chụp đẹp trên cầu Tình yêu (Nguồn: umove.com.vn)
Khung cảnh lãng mạn tại cầu tình yêu vào ban đêm (Nguồn: vietfuntravel)
Nhiều cặp đôi đã lựa chọn chụp ảnh cưới tại cầu Tình yêu Đà Nẵng (Nguồn: achautravel)
Để lên cầu, du khách cần gửi xe tại các điểm giữ xe trên đường Trần Hưng Đạo với phí giữ là từ 5.000 đến 10.000 VNĐ/người. Sau khi check-in, tham quan du khách có thể ghé thăm một số địa điểm nổi tiếng gần đó như:
- Tượng Cá chép hóa Rồng.
- Cầu Rồng.
- Công viên bờ Đông cầu Rồng.
- Chợ đêm Sơn Trà.
Một số địa điểm tham quan gần cầu Tình yêu mà bạn nên ghé thăm
Cầu Thuận Phước - Cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam
1- Thông tin chung
Cầu Thuận Phước được xây dựng từ 01/2003 đến 07/2009 theo chủ chương “kéo dài bờ sông, kéo dài bờ biển” phục vụ phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng. Cầu Thuận Phước tọa lạc tại phường Thuận Phước, quận Hải Châu, được ví như điểm cuối sông đầu biển, kết nối tuyến đường ven vịnh Đà Nẵng với tuyến đường ven biển phía đông vào Hội An.
Cầu Thuận Phước thi công trong 7 năm với sự tham gia của nhiều đơn vị có tiếng như Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng 533, Viện Thiết kế cầu đường số 2 (Trung Quốc), Công ty Cơ khí xây dựng công trình 623… Kể từ khi khánh thành đến nay, cầu Thuận Phước vẫn giữ vững vị trí cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam.
Cầu Thuận Phước khi nhìn từ trên cao (Nguồn: danangfantasticity.com)
2- Thiết kế đặc biệt
Cầu Thuận Phước được xây dựng theo mô hình cầu treo dây võng với chiều dài lên đến 1.856m. Trên cầu có 4 làn xe và 2 lối đi dành cho người đi bộ với tổng chiều rộng là 18m. Ứng dụng công nghệ dây văng giúp cầu có khả năng chịu tải trọng lớn và ổn định. Như nhiều cầu hiện đại khác, cầu Thuận Phước cũng được trang bị hệ thống đèn LED tạo hiệu ứng ánh sáng ấn tượng vào ban đêm.
Vẻ đẹp của cầu Thuận Phước khi lên đèn (Nguồn: mia.vn)
3- Kinh nghiệm tham quan
Thời gian lý tưởng để check in tại cầu Thuận Phước là từ 16h30 để "săn" hoàng hôn hoặc sau 18h00 khi trời chuyển tối và cầu lên đèn. Nếu muốn check-in toàn cảnh với cầu, bạn hãy đến khu vực đường Lê Văn Duyệt dưới chân cầu. Tại đây sẽ có nhiều quán nước vỉa hè, bạn có thể gửi nhờ xe để lên cầu chụp ảnh.
Nên đến check in tại cầu Thuận Phước vào buổi chiều, lúc hoàng hôn dần buông xuống (Nguồn: gcs.tripi.vn)
Khung cảnh cực lãng mạn tại cầu Thuận Phước vào lúc chạng vạng (Nguồn: mia.vn)
Buổi tối cũng là thời điểm thích hợp để check in với cầu Thuận Phước (Nguồn: chudu24.com)
Ngoài ra, khu vực xung quanh cầu cũng có nhiều địa điểm tham quan lý tưởng như:
- Công viên Kỳ Quan.
- Cảng cá Thọ Quang.
- Hải đăng Thuận Phước.
Một số địa điểm check in nổi tiếng gần cầu Thuận Phước
Cầu Tiên Sơn - Điểm trung chuyển trên hành lang kinh tế Đông Tây
1- Thông tin chung
Cầu Tiên Sơn là điểm nối giữa quận Ngũ Hành Sơn và quận Hải Châu, tọa lạc trên Quốc lộ 14B của thành phố Đà Nẵng. Cầu Tiên Sơn khởi công xây dựng vào tháng 02/2002, thông xe vào tháng 02/2024, do tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1 và 5 chủ thầu thi công.
Sau khi đi vào hoạt động, cây cầu đã trở thành điểm trung chuyển quan trọng trên hành lang kinh tế Đông Tây đi qua 4 nước là Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar khi hàng hóa của 6/7 khu công nghiệp phía bờ tây sông Hàn cần trung chuyển đến cảng Tiên Sa đều phải đi qua cây cầu này.
Cầu Tiên Sơn là điểm trung chuyển quan trọng trên hành lang kinh tế Đông Tây (Nguồn: travelservices-lesvos.com)
2- Thiết kế đặc biệt
Cầu Tiên Sơn dài hơn 529m, rộng hơn 25m. Ngoài ra, cầu còn được xây cao 6 mét nhằm đảm bảo tàu thuyền có thể qua lại dưới cầu một cách an toàn kể cả trong mùa mưa lũ.
3- Kinh nghiệm tham quan
Để có bức ảnh check in đẹp nhất cùng cầu Tiên Sơn, bạn có thể đến các bãi cỏ xung quanh chân cầu. Bạn nên đến khi trời còn nắng để có những bức ảnh rực rỡ nhất. Về vấn đề giữ xe, gần chân câu có nhiều quán nước vỉa hè mà bạn có thể ghé đến để mua nước và nhờ gửi xe không mất phí.
Bạn có thể check in với cầu Tiên Sơn ở khu vực bãi cỏ gần chân cầu (Nguồn: elitetour)
Ngoài ra, gần khu vực cầu Tiên Sơn cũng có rất nhiều địa điểm nổi tiếng tại thành phố Đà Nẵng mà bạn cũng nên ghé thăm như:
- Chùa Bà Đa.
- Bãi tắm T20.
- Công viên Châu Á - Asia Park.
- Cung thể thao Tiên Sơn.
Địa điểm nổi tiếng gần khu vực cầu Tiên Sơn
Cầu Nguyễn Văn Trỗi - Cây cầu lâu đời nhất nối đôi bờ sông Hàn
1- Thông tin chung
Cầu Nguyễn Văn Trỗi tọa lạc tại khu vực Bắc Phú Mỹ, Đà Nẵng, là cây cầu kết nối công viên Nguyễn Văn Trỗi và phía Tây bờ sông Hàn. Cây cầu được xây dựng bởi hãng thầu RMK của Mỹ vào năm 1965 với mục đích chuyên chở khí tài quân sự từ cảng Tiên Sa đến nội đô thành phố. Đến năm 2013, cây cầu được cải tạo thành cầu đi bộ để phục vụ cho du khách và người dân nơi đây. Với tuổi đời dài gần 70 năm, cầu Nguyễn Văn Trỗi đã trở thành một chứng nhân lịch sử cùng thành phố Đà Nẵng chống giặc Mỹ.
Cầu Nguyễn Văn Trỗi – Chứng nhân lực sử (Nguồn: kinhtedothi.vn)
2- Thiết kế đặc biệt
Ban đầu, cầu Nguyễn Văn Trỗi sở hữu kiểu dáng hình vòm được làm từ giàn thép Poni. Cây cầu có 14 nhịp với chiều dài khoảng 513m và làn xe rộng 8,5m. Sau khi được cải tạo, cầu được tích hợp thêm chức năng nâng lên hạ xuống nhằm giúp tàu thuyền trên sông đi lại dễ dàng hơn.
Sau khi cầu Trần Thị Lý xây dựng, cầu Nguyễn Văn Trỗi được sử dụng làm cầu đi bộ. Lối đi bộ này cũng là một trong các địa điểm check in được nhiều người yêu thích khi đến tham qua cây cầu này. Bên cạnh đó, khu vực gần cầu Nguyễn Văn Trỗi còn được thành phố Đà Nẵng đưa vào hoạt động thí điểm xây dựng tổ hợp bất động sản Sun Cosmo Residence Da Nang trong tương lai.
Cầu Nguyễn Văn Trỗi được tích hợp thêm tích nâng lên và hạ xuống sau khi cải tạo (Nguồn: danangfantasticity.com)
3- Kinh nghiệm tham quan
Với màu cam màu vàng cổ điển cùng những dấu vết thời gian, cây cầu Nguyễn Văn Trỗi đã trở thành nơi “sản sinh” những bức ảnh đầy lãng mạn và nên thơ, đặc biệt vào những buổi chiều hoàng hôn.
Để lên cầu, bạn có thể dựng xe ở khu vực vỉa hè trước công viên Nguyễn Văn Trỗi rồi đi bộ lên. Đây là khu vực không có người giữ xe nên bạn hãy nhớ khóa xe và tự bảo quản tư trang trước khi lên cầu nhé.
Cầu Nguyễn Văn Trỗi trở thành địa điểm check in được nhiều bạn trẻ yêu thích (Nguồn: phongnhaexplorer.com)
Góc chụp “cực nghệ” trên cầu Nguyễn Văn Trỗi (Nguồn: danangfantasticity.com)
Một góc check in cực đẹp trên cầu Nguyễn Văn Trỗi mà bạn nên thử (Nguồn: xedanangdihoian.vn)
Sau khi có được bức ảnh đẹp với cây cầu, bạn có thể ghé thêm một số địa điểm sau đây để tham quan:
- Cầu Trần Thị Lý
- Công viên Nguyễn Văn Trỗi
Những địa điểm nên ghé thăm gần khu vực cầu Nguyễn Văn Trỗi
Cầu Ngã Ba Huế - Đà Nẵng - Kết nối 2 miền di sản
1- Thông tin chung
Cầu Ngã Ba Huế là cây cầu được khởi công xây dựng vào 03/2013 và khánh thành vào 03/2015, chủ thầu xây dựng là công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam. Cầu Ngã Ba Huế là nút giao giữa Đà Nẵng, Thừa Thiên – Huế và Quảng Nam. Bên cạnh đó, đây còn là con đường duy nhất kết nối ga Đà Nẵng với tuyến đường sắt Bắc – Nam.
Cầu vượt Ngã Ba Huế là điểm giao thông quan trọng của thành phố Đà Nẵng (Nguồn: YouTube)
2- Thiết kế đặc biệt
Cầu Ngã Ba Huế có trụ tháp hình parabol cao 57m, thiết kế gồm 3 tầng, 50 nhịp với chiều dài hơn 2.500m. Trong đó, tầng mặt đất có hình dạng đường gom dành cho làn xe chạy không cắt đường sắt. Tầng 2 của cầu là vòng xuyến với 4 làn xe chạy. Còn tầng 2 sẽ dành cho xe chạy hướng ưu tiên từ trung tâm thành phố ra tỉnh Thừa Thiên Huế và ngược lại. Nhờ thiết kế 3 tầng này, cây cầu đã giúp thành phố Đà Nẵng xóa bỏ nạn ùn tắc giao thông giữa đường sắt và quốc lộ 1A.
Cây cầu Ngã Ba Huế được thiết kế với 3 tầng cho các tuyến đường khác nhau (Nguồn: vietnamplus)
3- Kinh nghiệm tham quan
Để chụp ảnh check in cùng cây cầu, bạn hãy đi đến hành lang dành cho người đi bộ. Xung quanh cầu sẽ không có bãi giữ xe nên bạn hãy gửi nhờ tại các hàng quán, nhà dân gần đó. Tuy nhiên, vì lượng xe di chuyển khá đông nên sẽ có rất nhiều khói bụi. Để có bức ảnh đẹp nhất, bạn nên đến vào sáng sớm vì thời điểm này sẽ có ít xe di chuyển.
Bạn có thể đứng ở công viên dưới chân cầu chụp góc hướng lên trên (Nguồn: googleusercontent)
Bạn có thể đứng ở làn đi bộ để chụp ảnh check in tại cây cầu (Nguồn: googleusercontent)
Dưới đây mà một số địa điểm gần cây cầu Ngã Ba Huế mà bạn có thể ghé thăm:
- Sân vận động Thanh Khê
- Tượng đài Mẹ Nhu
Một số điểm điểm tham quan gần cây cầu Ngã Ba Huế
Cầu Nam Ô - Nối liền những chuyến tàu Bắc Nam
1- Thông tin chung
Cầu Nam Ô hiện đang nằm trên QL1 ở quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, có nhiệm vụ nối liền tuyến đường sắt Bắc - Nam qua địa phận thành phố. Cây cầu được công ty cổ phần Xây dựng Hưng Phú và công ty cổ phần Xây dựng công trình 525 khởi công xây dựng vào 3/2010 bên cạnh cầu Nam Ô cũ. Vào năm 2012, cây cầu chính thức được thông xe 2 chiều.
Cầu Nam Ô bắc qua sông Cu Đê, nối liền tuyến đường sắt Bắc - Nam qua địa phận thành phố (Nguồn: wiki)
2- Thiết kế đặc biệt
Cầu Nam Ô có tổng chiều dài là 320m, rộng 15m, gồm 5 nhịp dầm hộp. Cầu có thiết kế phần vòm hình cánh cung uốn lượn mềm mại, phù hợp với khung cảnh nên thơ và bình dị của dòng sông Cu Đê.
Chiều dài của cây cầu Nam Ô là 350m (Nguồn: mia.vn)
3- Kinh nghiệm tham quan
Khoảng 5h - 7h sáng là thời điểm lý tưởng để chụp ảnh bình minh trên cầu Nam Ô. Ánh sáng lúc này rất đẹp và bầu trời cực trong xanh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đến tham quan cầu lúc 16h - 18h để chụp ảnh hoàng hôn trên cầu. Lúc này, ánh mặt trời nhuộm màu vàng rực rỡ lên cả khung cảnh, tạo nên một bức tranh vô cùng lãng mạn.
Khung cảnh tuyệt đẹp quanh cầu Nam Ô vào buổi chiều tà (Nguồn: danangfantasticity.com)
Bạn nên đứng dưới chân cầu để chụp ảnh với khung cảnh cầu Nam Ô và dòng sông Cu Đê. Bạn cũng có thể đứng bên bờ sông để check in với khung cảnh cầu Nam Ô và làng rau Trà Quế. Một điều lưu ý là bạn không được phép đỗ xe trên cầu để đảm bảo an toàn giao thông. Do đó, bạn hãy gửi xe tại các bãi gửi xe gần cầu Nam Ô với phí gửi xe khoảng 5.000 - 10.000 VNĐ/lần nếu muốn lên cầu chụp hình.
Đứng dưới chân cầu để check in với khung cảnh cầu Nam Ô và dòng sông Cu Đê (Nguồn: mia.vn)
Bức ảnh tuyệt đẹp với cầu Nam Ô được chụp vào lúc hoàng hôn (Nguồn: quocnguyenphoto.com)
Sau khi có check in với cây cầu Nam Ô, bạn có thể ghé thăm thêm một số địa điểm sau đây:
- Làng rau Trà Quế.
- Bãi biển Non Nước.
- Ngũ Hành Sơn.
Một số điểm điểm tham quan gần cây cầu Nam Ô
Cầu đi bộ ven vịnh Đà Nẵng 42 tỷ
1- Thông tin chung
Cầu đi bộ hiện đang tọa lạc trên đường Nguyễn Tất Thành, quận Liên Chiểu (TP. Đà Nẵng). Cây cầu này là cầu vượt đi bộ nối liền khách sạn Mikazuki với biển Xuân Thiều. Cây cầu được khởi công xây dựng vào 15/1/2023 bởi tập đoàn Mikazuki với mục đích hướng đến dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973 - 2023). Sau hơn 5 tháng thi công, cây cầu chính thức khánh thành vào ngày 1/7/2023.
Cây cầu đi bộ nằm trên đường Nguyễn Tất Thành, Đà Nẵng (Nguồn: baoquangnam.com)
2- Thiết kế đặc biệt
Cây cầu vượt đi bộ ven vịnh Đà Nẵng có chiều dài khoảng 140m, cao gần 13m. Diện tích sàn của cầu rộng khoảng 655m2. Thiết kế của cây cầu được lấy cảm hứng từ hình ảnh cánh buồm vươn ra biển. Phần hai bên lối dẫn lên cầu hai được thiết kế theo nút thắt trong nghệ thuật đan dây Ayatori truyền thống của người Nhật Bản.
Cầu đi bộ ven vịnh Đà Nẵng có chiều dài hơn 140m (Nguồn: thegioitiepthi.danviet.vn)
3- Kinh nghiệm tham quan
Để có bức ảnh đẹp nhất cùng cây cầu, bạn nên đến check in vào buổi chiều tối, từ 16h - 18h. Vào thời gian này, ánh nắng vàng chiếu xuống làm cho khung cảnh trở nên vô cùng rực rỡ và lãng mạn. Góc chụp ảnh check in đẹp nhất mà bạn nên đứng đó là ở đài vọng cảnh phía biển Xuân Triều. Từ góc này, bạn sẽ chụp được khung cảnh bãi biển cùng bán đảo Sơn Trà.
Vì đây là cầu đi bộ nên bạn sẽ không được phép di chuyển và đỗ xe trên cầu. Thay vào đó, bạn có thể gửi xe tại các bãi gần cầu với phí khoảng 5.000 - 10.000 VNĐ/lần. Xung quanh cầu Sông Hàn cũng có rất nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng như:
- Bãi tắm Nam Ô.
- Bán đảo Sơn Trà.
Một số điểm điểm gần cây cầu vượt đi bộ mà bạn nên ghé đến
Bài viết trên đây của Sun World đã giới thiệu đến bạn 11 cây cầu ở Đà Nẵng mà bạn nhất định nên ghé thăm khi đến thành phố này. Dù sở hữu những nét đẹp, lịch sử riêng nhưng tất cả đều góp phần giúp Đà Nẵng nổi tiếng với danh xưng “Thành phố của của những cây cầu”.
Để hành trình tham quan tất cả cây cầu này tại thành phố Đà Nẵng một cách thuận lợi, bạn hãy theo dõi ngay những bài viết chia sẻ kinh nghiệm trên website của chúng tôi nhé!
- Fanpage: https://www.facebook.com/SunWorldBaNaHills/
- Website: https://sunworld.vn/
- Hotline: +84 (0) 905 766 777